Ngày 25/6, Tỉnh ủy Long An đã tổ chức Hội nghị Tổng kết 50 năm văn học, nghệ thuật tỉnh Long An sau ngày đất nước thống nhất. Tại hội nghị, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh Long An – ThS Nguyễn Tấn Quốc đã có bài tham luận nêu bật hành trình đóng góp của văn học, nghệ thuật tỉnh nhà vào sự nghiệp cách mạng của quê hương. VNLA xin trân trọng giới thiệu:
Chi tiết tin
Từ ngày 01/7/2025, tỉnh Tây Ninh (mới) chính thức ra mắt và đi vào hoạt động trên cơ sở hợp nhất tỉnh Long An và Tây Ninh (cũ). Cán bộ, đảng viên, người dân đặt nhiều kỳ vọng vào sự phát triển của tỉnh mới khi không gian, diện tích được mở rộng cũng như nguồn lực phát triển KT-XH được tăng cường.
Ngày 01/7/2025, tỉnh Tây Ninh mới trên cơ sở sáp nhập tỉnh Tây Ninh và tỉnh Long An chính thức đi vào hoạt động. Đơn vị hành chính tỉnh Long An hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình. Long An sẽ là tên gọi một phường của tỉnh Tây Ninh. 69 năm kể từ khi đơn vị hành chính tỉnh Long An lần đầu có mặt (dưới thời Pháp thuộc) và 50 năm kể từ ngày đất nước thống nhất, đến nay, tên gọi tỉnh Long An đã trở thành một điều hết sức thân thương trong trái tim của bao người.
50 năm đã qua kể từ ngày cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1975 giành toàn thắng. Thời gian không làm phai nhạt, mà chỉ càng làm rõ nét hơn chiến công vĩ đại của quân và dân ta. Trong ký ức không bao giờ phai mờ của một thời chinh chiến xông pha trận mạc góp phần giải phóng quê hương Long An của Đại tá Bùi Đức Trần - Nguyên chính trị viên Tiểu đoàn 5, Trung Đoàn 2, Sư đoàn 5 - Đơn vị trực tiếp tham gia giải phóng thị xã Tân An (nay là Tp.Tân An), hình ảnh ngày 30/4/1975 thật hào hùng.
Chi tiết tinNgày 7/4/1975, tại Bộ Tư lệnh Miền, Bộ Chính trị công bố quyết định thành lập Bộ chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài Gòn-Gia Định, đến ngày 14/4/1975, chiến dịch được chuẩn y mang tên “Chiến dịch Hồ Chí Minh”. Chia cắt lộ 4 trở thành nhiệm vụ quan trọng trong chiến dịch này, như chỉ thị của đồng chí Lê Duẩn ngày 1/4/1975: “… gấp rút tăng thêm lực lượng ở hướng Tây Sài Gòn, thực hiện chia cắt và bao vây chiến lược, triệt hẳn đường số 4 và áp sát Sài Gòn”.
Chi tiết tin
N.P.Đ
Một lần vào dịp kỷ niệm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tôi tình cờ xem đài truyền hình VTV1 thấy có người cựu chiến binh quê tỉnh Thái Bình phát biểu rằng ông đã cắm cờ giải phóng trên nóc Dinh tỉnh trưởng Long An trưa ngày 30/4/75. Chúng tôi đã thử lần theo dấu vết để tìm người cắm cờ...
Cần Đước không chỉ nổi tiếng là vùng đất của Đờn ca tài tử cùng những di tích nổi tiếng như Nhà Trăm Cột, Đồn Rạch Cát, mà còn được biết đến với những đặc sản như gạo Nàng Thơm Chợ Đào, cá chìa vôi, lạp xưởng tươi... Đến đây, khách có thể thưởng thức nhiều món ăn “tiến vua” của vùng đất phương Nam với một phong cách ẩm thực từ thời mở cõi.
Ẩm thực chan hòa với thiên nhiên
Trong hành trang văn hóa của cha ông ta đến Long An trên con đường đi khai mở đất phương Nam còn có cả một vốn liếng văn học - nghệ thuật được hun đúc qua bao thế hệ ở vùng đất cũ, trong điều kiện mới đã hình thành nên những giá trị mới, đa dạng về loại hình, phong phú về số lượng và đặc sắc về nội dung, từ ca dao, tục ngữ, vè, truyện kể và các hình thức diễn xướng dân gian như hò, lý, hát bội, ca nhạc tài tử...
Chi tiết tinTính từ khi cây cầu sắt đầu tiên bắc qua sông Vàm Cỏ Tây (VCT) cho tới khi cây cầu dây văng đầu tiên bắc qua dòng sông này, là 137 năm, với tổng cộng hơn 10 chiếc cầu. Nếu như ban đầu, suốt gần 100 năm, chỉ có 2 chiếc cầu bắc qua sông VCT, thì chỉ trong 10 năm trở lại đây, có gần 10 chiếc cầu bắc qua dòng sông. Mỗi cây cầu bắc qua sông VCT đánh dấu một bước phát triển của tỉnh Long An và cả khu vực.
Chi tiết tin
-Nguyễn Tấn Quốc-
Đồng chí Hoàng Đình Cán, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Đang truy cập :
9
Hôm nay :
1085
Tháng hiện tại
: 36676
Tổng lượt truy cập : 12627333