Giá trị truyền thống của GĐ Việt NamGĐ Việt Nam từ xưa đến nay luôn coi trọng các giá trị như tình yêu thương, lòng hiếu thảo, sự kính trọng và đoàn kết. Những giá trị này không chỉ được thể hiện qua lời nói mà còn qua các phong tục, tập quán và lễ nghi GĐ. Truyền thống GĐ là những giá trị, phong tục, tập quán và lối sống được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong một GĐ, góp phần xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc. Trong xã hội hiện đại, mặc dù có nhiều biến đổi, nhưng các giá trị truyền thống của GĐ vẫn luôn được gìn giữ và lan tỏa. Những giá trị truyền thống quý báu như lòng yêu nước, yêu quê hương, đùm bọc lẫn nhau, thủy chung, hiếu học, cần cù, bất khuất,... được GĐ Việt Nam gìn giữ và phát huy trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước. Phát huy truyền thống GĐ là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng và phát triển văn hóa. GĐ không chỉ là nơi duy trì nòi giống mà còn là môi trường quan trọng để hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người.
Việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của GĐ Việt Nam góp phần tạo nên nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế với nhiều thời cơ nhưng cũng không ít thách thức và biến động khó lường, xây dựng GĐ no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh có vị trí, vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước.
Trong quá trình đồng hành cùng lịch sử dân tộc, GĐ Việt Nam không ngừng bồi đắp những truyền thống tốt đẹp, là dòng chảy liên tục và bền vững, tạo nên một diện mạo văn hóa hết sức độc đáo. Dưới tác động mạnh mẽ của công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế, hệ giá trị của GĐ Việt Nam đã và đang có những biến đổi, song những giá trị truyền thống của GĐ vẫn luôn được gìn giữ, trao truyền và lan tỏa, tạo nền tảng vững chắc để xây dựng GĐ hiện đại.Những khó khăn, thách thức Hiện nay, về cơ bản, GĐ Việt Nam vẫn giữ được những nét đặc trưng riêng, những giá trị tốt đẹp của văn hóa GĐ truyền thống. Đồng thời không ngừng kiến tạo, bổ sung những giá trị, chuẩn mực văn hóa mới, đó là GĐ no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh. Tuy nhiên, bên cạnh đó, do ảnh hưởng của mặt trái nền kinh tế thị trường, khoa học công nghệ,… việc giữ gìn, phát huy hệ giá trị GĐ Việt Nam cũng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức.Thứ nhất, những tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập đã làm thay đổi quan niệm của nhiều người về hệ giá trị GĐ. Xu hướng đề cao giá trị vật chất, tiền tài, danh vị xuất hiện, nhiều người sẵn sàng đánh đổi danh dự, nhân phẩm của bản thân, GĐ, dòng họ. Tính ích kỷ, chủ nghĩa cá nhân đã làm đảo lộn những giá trị văn hóa GĐ truyền thống. Một số vụ việc mâu thuẩn GĐ liên quan đến quyền sở hữu đất đai, phân chia tài sản đã đẩy một số GĐ rơi vào cảnh lao lý, thậm chí đổ máu, gióng lên những hồi chuông báo động về những lỗ hổng trong giáo dục, trao truyền tri thức văn hóa, cung cách ứng xử và đạo lý làm người trong nhiều GĐ hiện nay.Thứ hai, mặc dù công nghệ truyền thông có những tác động tích cực đối với sự phát triển của đời sống xã hội cũng như mỗi GĐ Việt, nhưng mặt trái của nó cũng đang tạo ra những khoảng cách giữa các thành viên, giữa các thế hệ. Mức độ tương tác, giao lưu, chia sẻ truyền thống ngày càng bị giới hạn bởi giới trẻ dành quá nhiều thời gian cho những tương tác ảo trên không gian mạng, theo đuổi những đam mê, thói quen cá nhân mà lãng quên sợi dây gắn kết với các thành viên trong GĐ và ngoài xã hội. Trong không gian của nhiều GĐ ở đô thị, mỗi người một thế giới riêng, khép kín, dẫn đến tình trạng cha mẹ, con cái không thông hiểu nhau, cha mẹ thiếu sự quan tâm, khiến các bạn trẻ rơi vào những cạm bẫy, cám dỗ, những hành động lầm lạc mà người lớn không thể lường trước… tạo nên sự biến động lớn về hệ giá trị giữa truyền thống và hiện đại với những mâu thuẫn, bất đồng đang diễn ra.Thứ ba, cùng với quá trình đô thị hóa, nhịp sống nhanh của xã hội hiện đại và do ảnh hưởng của sự giao lưu, tiếp xúc với văn hóa phương Tây… GĐ truyền thống phải đối diện với nhiều vấn đề mới phức tạp nảy sinh như kiểu mô hình GĐ bố mẹ đơn thân, ly thân, GĐ đồng tính xuất hiện ngày càng nhiều, ảnh hưởng lớn đến việc duy trì nòi giống, huyết thống và việc giáo dục, trao truyền văn hóa, giá trị GĐ cho thế hệ trẻ.Đã có nhiều văn bản quan trọng về công tác GĐ được ban hành, đặc biệt là Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 24/6/2021 của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng GĐ trong tình hình mới”, trong đó khẳng định: “Xây dựng GĐ hạnh phúc chính là tạo nền tảng để xây dựng xã hội hạnh phúc, là vấn đề hết sức hệ trọng của dân tộc ta. Công tác xây dựng GĐ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển bền vững đất nước”.
Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng nhấn mạnh: “Tập trung nghiên cứu, xác định và triển khai xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị GĐ Việt Nam trong thời kỳ mới… Thực hiện các chuẩn mực văn hóa GĐ Việt Nam ấm no, hạnh phúc, tiến bộ và văn minh. Đề cao vai trò của GĐ trong nuôi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ”. Đây là định hướng cho việc thể chế hóa xây dựng GĐ trở thành hạt nhân lưu giữ và phát huy các giá trị văn hóa, là môi trường hình thành nhân cách con người Việt Nam.
Tiếp tục phát huy giá trị truyền thống Nhằm góp phần đưa Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng vào cuộc sống, cần triển khai thực hiện đồng bộ một số giải pháp chủ yếu sau:
Một là, tăng cường nghiên cứu và tuyên truyền các giá trị truyền thống tốt đẹp của GĐ Việt Nam.
Hai là, tiếp tục cụ thể hóa, thể chế hóa và tổ chức thực hiện có chất lượng, hiệu quả quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về xây dựng GĐ ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh. Cụ thể hóa và tập trung “khắc phục bệnh thành tích, bệnh hình thức, thực hiện các chuẩn mực văn hóa GĐ Việt Nam ấm no, hạnh phúc, tiến bộ và văn minh”.
Ba là, chú trọng thực hành giáo dục GĐ, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong xây dựng nhân cách con người Việt Nam thời kỳ mới
. Cần “đề cao vai trò của GĐ trong nuôi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ”, đẩy mạnh giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình theo Chỉ thị số 11/CT-TTg, ngày 29/3/2017, của Thủ tướng Chính phủ
“Về việc đẩy mạnh giá trị đạo đức, truyền thống trong GĐ”.
Bốn là, tăng cường xây dựng đời sống văn hóa theo hướng tôn vinh giá trị truyền thống của GĐ, cộng đồng và dân tộc. Gắn xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư với Chương trình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; xây dựng nếp sống văn hóa từ các GĐ đến khu dân cư, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp...
Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định, sự ổn định của GĐ chính là một trong những nhân tố quan trọng để thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Phát huy truyền thống GĐ là nền móng để phát triển văn hóa, là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển bền vững của đất nước, vì vậy đầu tư cho GĐ, cũng là đầu tư cho phát triển bền vững đất nước.
Xây dựng hệ giá trị GĐ Việt Nam phát triển vững chắc là nền tảng để xây dựng hệ giá trị quốc gia văn minh và giàu bản sắc. Xây dựng GĐ Việt Nam thực sự là tổ ấm hạnh phúc của mỗi người chính là cơ sở để thực hiện khát vọng phát triển đất nước hùng cường với những con người Việt Nam có tầm vóc thể lực, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức, hội tụ trí tuệ, tài năng để nước ta hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ, song vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc, đó cũng chính là nền tảng cơ bản, là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để xây dựng hệ giá trị GĐ Việt Nam trong tình hình mới./.