Cầu sắt Tân An trên QL1 bắc qua sông VCT hoàn thành xây dựng năm
1886, dùng chung cho cả tuyến đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho và đường bộ. Năm 1958, tuyến đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho ngưng hoạt động, cầu chỉ còn sử dụng cho đường bộ. Mãi 86 năm sau, vào năm 1972, cây cầu mới bằng bê tông được xây dựng xong, cầu sắt Tân An không còn được sử dụng và đến năm
2004 đã được tháo dỡ.
Tháng 9/
2019, cầu Tân An mới được khởi công xây dựng tại vị trí cầu sắt cũ, đưa vào sử dụng
tháng 6/
2020. (Hình trên – Cầu sắt Tân An. Ảnh: TL; Hình dưới – Cầu Tân An mới).

Cầu Mộc Hóa trên QL62 bắc qua sông VCT thuộc địa phận TX.Kiến Tường được xây dựng năm 1987. Cầu Mộc Hóa thông xe đã phá thế cô lập một vùng rộng lớn, góp phần thúc đẩy nỗ lực khai phá vùng Đông Tháp Mười của tỉnh Long An và khai thác Cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp. Cầu Mộc Hóa đang được bắc thêm một nhánh mới kề bên nhánh cũ. (Hình – Cầu Mộc Hóa cũ và mới đang xây dựng)
Cầu Tân An 2 bắc qua sông VCT trên tuyến tránh
QL1 qua TP.
Tân An nối liền xã
Hướng Thọ Phú và
Phường 6, được thông xe vào ngày
26/12/
2003. Tháng 10/
2018, Dự án mở rộng tuyến tránh QL1 qua TP.Tân An được khởi công xây dựng. Cầu Tân An 2 được xây dựng thêm một nhánh mới nằm sát nhánh cầu cũ về phía hạ lưu. Công trình được hoàn thành đầu năm 2020. (Hình – Cầu Tân An 2 trên tuyến tránh TP.Tân An)
Cầu Tuyên Nhơn bắc qua sông VCT trên QL N2 thuộc địa bàn huyện Thạnh Hóa thông xe năm 2007. Với cầu Tuyên Nhơn và QL N2, các phương tiện lưu thông từ TP.HCM và các tỉnh miền
Đông Nam bộ về các tỉnh
miền Tây vừa gần hơn, vừa góp phần giảm mật độ giao thông trên QL1.
Cầu Tân An bắc qua sông VCT trên tuyến Cao tốc TP.HCM – Trung Lương qua địa bàn TP.Tân An thông xe cùng với tuyến đường đúng vào ngày thành lập Đảng 3/2/2010. Đây là tuyến cao tốc đầu tiên về miền Tây, góp phần cho tỉnh Long An và vùng đất Chín Rồng “cất cánh”.
Cầu Mỹ Lợi trên
QL50 bắc qua sông Vàm Cỏ (hợp lưu 2 con sông Vàm Cỏ Tây – Vàm Cỏ Đông) nối
huyện Cần Đước, tỉnh
Long An với
TP.Gò Công, tỉnh
Tiền Giang. Cầu được khởi công tháng 1/
2014 và hoàn thành tháng 9/
2015. Dự án thực hiện theo hình thức BOT với tổng mức đầu tư hơn 1.400 tỉ đồng. Cây cầu thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội 2 huyện vùng Hạ là Cần Giuộc và Cần Đước. (hình – Du khách đi thuyền ngang qua cầu Mỹ Lợi)
Cầu Cái Môn bắc qua sông VCT trên Đường tỉnh 831 dài hơn 320m, rộng 9m, nối 2 huyện Vĩnh Hưng và Tân Hưng, thông xe năm 2010, góp phần phát triển 2 huyện vùng biên này.
Cầu dây văng Bình Phong Thạnh bắc qua sông VCT, được đưa vào khai thác, sử dụng năm 2014, giúp thông thương giữa 2 phần của huyện Mộc Hóa mới thành lập.
Năm 2012, cây cầu dây văng Cả Rưng được đầu tư xây dựng bắc qua sông VCT, thuộc xã Tuyên Bình Tây, huyện Vĩnh Hưng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại, vận chuyển hàng hóa. Gần dó, cây cầu Nổi bắc qua sông VCT nối liền ấp Cả Bản với ấp Rạch Mây, xã Tuyên Bình cũng đuọc xây dựng, giúp khách thập phương thuận lợi viếng chùa Cổ Sơn (thường gọi chùa Nổi).
Cầu Vàm Cỏ Tây bắc qua sông VCT là hạng mục quan trọng của đường Vành đai TP.Tân An – một trong 3 công trình trọng điểm của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Cầu có 7 nhịp, dài trên 400m, rộng 18,5m với giá trị dự toán gần 576 tỉ đồng. Cùng với tuyến đường Vành đai TP.Tân An, cầu Vàm Cỏ Tây thông xe tháng 12/2023, mở thêm không gian phát triển cho TP.Tân An và tỉnh Long An. (Hình – Cầu Vàm Cỏ Tây)

Thực hiện theo chỉ đạo của UBND tỉnh, các ngành và địa phương liên quan đang khẩn trương thực hiện các phần việc, nhiệm vụ để bảo đảm kế hoạch khởi công Đường dẫn vào 3 cầu trên Đường tỉnh 827E (Quố lộ 50B) trong tháng 9/2025. Ba cây cầu gồm: Cần Giuộc, Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây. Tuyến đường động lực nối TP.HCM – Long An – Tiền Giang này hứa hẹn sẽ mở ra không gian phát triển rộng lớn cho tỉnh Long An và cả vùng. (Hình – Phối cảnh cầu Vàm Cỏ Tây trên tuyến động lực QL50B. Ảnh: GTVT).
