Thứ ba 19/03/2024

NỘI DUNG CHÍNH

Quan trí

Vào ngày cuối đông 1985, tại công trình Nhà văn hóa thiếu nhi Long An, tôi gặp Anh Lưu Đình Khẩn, Kiến trúc sư, lúc đó là Phó giám đốc Xí nghiệp Khảo sát thiết kế xây dựng tỉnh Long An. Do công trình thiếu vốn, phải thay đổi thiết kế, anh vẽ vào sổ nhật ký thi công từng móng nhà cho kịp tiến độ, một công việc chứa đầy rủi ro: Tự mình làm, mình chịu, do không có cơ quan phê duyệt.

Chi tiết tin
Soạn giả Diệp Vàm Cỏ (phải)

Soạn giả Diệp Vàm Cỏ và ân tình với Bình Phước

BPO - Lịch sử đấu tranh oai hùng của quê hương Bình Phước là nguồn cảm hứng để nhiều soạn giả viết nên những bài ca chạm đến trái tim người thưởng thức. Diệp Vàm Cỏ là một trong những soạn giả đã tạo ấn tượng trong lòng khán, thính giả khi có những bài ca vọng cổ đặc sắc, đong đầy tình cảm về mảnh đất Bình Phước anh hùng.

Chi tiết tin
Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Tấn Khoa

Nặng nợ với nghiệp đờn

Sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống về nhạc lễ, Nghệ nhân ưu tú (NNƯT) Nguyễn Tấn Khoa (63 tuổi), ngụ ấp Vàm Kinh, xã Bình An, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An được nuôi dưỡng tâm hồn với những giai điệu du dương của tiếng đờn. Và rồi, tiếng đờn như trở thành một phần máu thịt của ông. Dẫu có trải qua bao thăng trầm, tiếng đờn vẫn “níu chân” người nghệ nhân ở lại.

Chi tiết tin
Nghệ nhân nhân dân Bảy Vân và Nghệ nhân ưu tú Kim Thanh

Nghệ nhân nhân dân Bảy Vân - Một danh cầm vang tiếng

Nghệ nhân Đặng Quất Vân (Bảy Vân) là nghệ nhân đờn ca tài tử (ĐCTT) đầu tiên trong tỉnh được công nhận nghệ nhân nhân dân (NNND). Ông không chỉ là danh cầm vang tiếng mà còn là cánh chim đầu đàn của giới tài tử Long An.

Chi tiết tin
Soạn giả Diệp Vàm Cỏ từng viết hàng trăm tác phẩm, được nhiều nghệ sĩ thể hiện thành công nhưng viết bài ca tài tử phổ theo một bài thơ nổi tiếng thì là trải nghiệm hoàn toàn mới mẻ của soạn giả. Và ông đã thành công!

Người "thổi hồn thơ" vào đờn ca tài tử

Màu tím hoa sim của tác giả Hữu Loan là một trong những bài thơ được phổ nhạc nhiều nhất. Giới mộ điệu ít nhiều từng được nghe các bài hát: Những đồi hoa sim (Dzũng Chinh), Màu tím hoa sim (Duy Khánh - Trọng Khương), Tím cả chiều hoang (Anh Bằng),... và bài vọng cổ Chiều tím (Diệp Vàm Cỏ). Nhưng bấy nhiêu thôi là chưa đủ, bởi Màu tím hoa sim còn được phổ theo một loại hình nghệ thuật truyền thống khác mà ít ai nghĩ tới, đó là đờn ca tài tử (ĐCTT), do soạn giả Diệp Vàm Cỏ thực hiện.

Chi tiết tin
Với nhạc sĩ Trịnh Hùng, văn học dân gian, mà cụ thể là những điệu hò, khúc hát ru mang đậm giá trị truyền thống tốt đẹp rất cần được gìn giữ, kế thừa

Người đi “nhặt” những lời ru!

“Lời ru ẩn nơi nào

Giữa mênh mang trời đất

Khi con vừa ra đời

Lời ru về mẹ hát”

(Xuân Quỳnh)

Chi tiết tin
Vợ chồng nhà văn Nguyễn Xuân Đỉnh, nhà văn Võ Thúy Phượng nhận Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Nguyễn Thông

Vợ chồng nhà văn Nguyễn Xuân Đỉnh - Võ Thúy Phượng: Đồng đội, bạn văn và bạn đời

Ông bà đã đi cùng nhau suốt cả cuộc đời, là đồng đội trong những tháng năm kháng chiến. Chiến tranh kết thúc, ông bà dắt tay nhau qua những chật vật của đời thường. Đến bây giờ, khi con cháu đều thành đạt, mỗi ngày, ông bà vẫn ngồi bên nhau cùng bàn về một câu chuyện. Đó là hình ảnh của vợ chồng nhà văn Nguyễn Xuân Đỉnh và Võ Thúy Phượng.

Chi tiết tin
Họa sĩ Mai Thuần tỉ mỉ pha màu

Họa sĩ Mai Thuần: Đam mê vẽ tranh trên tường

Những bức tường đơn điệu bỗng trở nên sống động hơn dưới đôi tay nghệ thuật của họa sĩ Mai Thuần. Những bức tranh trên tường với cảnh làng quê yên ả, mảng cây xanh tốt mang đến vẻ đẹp cho một góc phố phường.

Chi tiết tin
Út Đờn - một ngón đờn sắc nét

Út Đờn - một ngón đờn sắc nét

Câu “nhạc là nhân” xưa nay quả không sai, từ nhạc sĩ sáng tác hay nhạc sĩ biểu diễn, bên cải lương gọi là thầy đờn hoặc nhạc công, tính cách họ thường được biểu hiện qua tiếng nhạc của họ. Không chỉ riêng chuyện Bá Nha và Tử Kỳ mà rất nhiều câu chuyện khác tương tự ở đờn ca tài tử và cải lương gọi là tri kỷ, tri âm cũng từ chỗ họ hiểu nhau, mến nhau qua lời ca, tiếng nhạc. Qua đó, họ bộc lộ tâm tính đầy đủ nhất và cả tư chất. Anh Út Đờn mà chúng tôi giới thiệu dưới đây cũng không ngoài quy luật này.

Chi tiết tin
Di ảnh Hà Mạnh Đức

Nhớ về anh, người “xây nền” cho văn nghệ Long An

Tháng 7 này là tròn 50 năm ngày anh hi sinh. Anh ra đi khi còn quá trẻ, mới 35 tuổi, nhưng những gì anh đóng góp cho văn học – nghệ thuật tỉnh Long An là quá lớn. Anh là người lập nên Đoàn Măng non Long An và cũng chính anh đã “nâng” Đoàn Măng non lên thành Đoàn Văn công Long An. Tập san “Văn Nghệ Vàm Cỏ”, tiền thân của tờ Văn Nghệ Long An ngày nay, cũng do chính anh làm “bà dỡ” lúc ra đời. Bài viết này thay nén tâm nhang gửi đến anh nhân ngày Thương binh - Liệt sĩ, cũng là tròn 50 năm ngày anh đi xa.

Chi tiết tin
Tác giả Hoàng Chương

Hoàng Chương, hồn đẹp tình trong...

Nhà thơ Đinh Thị Thu Vân viết:
Thơ Hoàng Chương êm nhẹ, đằm kín như gương mặt tác giả, dù là tự do hay lục bát thì thơ em cũng đầy ắp những màu mây bãng lãng, đầy ắp gió lành, từng câu thơ gợi yêu gợi quý, bởi từng nhịp tim người viết luôn chao ấm, dịu mà sâu.
Đọc kỷ thơ Chương, sẽ thấy em cầu toàn lắm, không dễ dãi khi trải ngôn từ, không tùy tiện trôi theo cảm xúc.
Không quá bay bổng, không khoa, không phô, không kiểu cách, chỉ là hồn đẹp, chỉ là tình trong, Chương sẽ còn viết bền, không bao giờ là được chăng hay chớ, tôi tin lắm...


Ảnh minh họa

Chi tiết tin
Nhà thơ Hoài Vũ

Nhà thơ Hoài Vũ và dấu ấn Vàm Cỏ Đông

Hiện thực phong phú, giàu chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tấm lòng kiên trinh, nồng hậu của nhân dân Long An trong hai cuộc kháng chiến trở thành một hấp lực kỳ lạ đối với văn nghệ sĩ cách mạng, tiểu biểu nhà thơ Hoài Vũ với những tác phẩm làm nên một phần hình ảnh của mảnh đất Long An.

Chi tiết tin
Người mang hơi thở cội nguồn

Người mang hơi thở cội nguồn

Nhà nghiên cứu văn hóa, văn nghệ dân gian Phan Văn Phấn: Người mang hơi thở cội nguồn

Chi tiết tin

CHUYỆN TÌNH YÊU Ở TRƯỜNG VIẾT VĂN NGUYỄN DU

Tôi và Tùng Linh ngồi bên nhau dưới tán lá cây sanh trong quán cà phê nhỏ ở công viên thành phố Tân An (Long An). Vài chấm nắng thật mỏng thỉnh thoảng lại rơi xuống mặt bàn cùng với gió. Cây sanh cùng họ với cây si. Người Nam Bộ thường gọi cây si là cây gừa. Lá cây sanh có màu xanh non, mềm hơn lá si. Rễ của nó rủ xuống cũng thưa hơn, thướt tha hơn cây si.

Chi tiết tin
Nguyễn Ngọc Phúc – Nghệ sĩ.. Bông trắng

Nguyễn Ngọc Phúc – Nghệ sĩ.. Bông trắng

Nghe tên đã lâu, nhưng tôi chỉ mới gặp anh hai lần. Lần đầu tiên là trên chuyến đi về Cà Mau dự khai mạc Liên hoan ảnh Nghệ thuật Đồng bằng sông Cửu long 2013 mà anh có hai tác phẩm được treo. Lần thứ hai là dịp tôi đến Bến Lức để tìm tư liệu cho bài viết này

Chi tiết tin
NGUYỄN VĂN QUÍ – Người không sợ năm tuổi

NGUYỄN VĂN QUÍ – Người không sợ năm tuổi

Nhìn vẻ ngoài, cộng với những lần tiếp xúc ban đầu, khó nhận ra Nguyễn Văn Quí là dân nghệ sĩ, lại còn là dân họa, vốn nổi tiếng là dân rất phong cách.

Chi tiết tin
Kiều Oanh – Vừa tỉnh táo vừa… lãng tử

Kiều Oanh – Vừa tỉnh táo vừa… lãng tử

Căn nhà phố có vị trí đẹp trên một con đường nằm dọc công viên thành phố Tân An là không gian sống mang đầy tính nghệ sĩ của gia đình họa sĩ Phó Chủ tịch Hội Nguyễn Hữu Phương, và nữ chủ nhân của nó, Kiều Oanh, người thường sát cánh bên chồng trong các cuộc gặp gỡ gần xa với tư cách là… hội viên của hai chi hội văn học và nhiếp ảnh; là một người đa năng, vừa sáng tác văn học vừa mặn mà với cả nhiếp ảnh, và đặc biệt hơn nữa, lại còn “vướng nợ” với lĩnh vực đã làm nên tên tuổi của chồng, một họa sĩ có nhiều tác phẩm hội họa đã được khẳng định bằng nhiều giải thưởng danh giá.

Chi tiết tin
Vương Thu Hồng- Người đàn ông tuổi Ngọ tận tụy với công việc

Vương Thu Hồng- Người đàn ông tuổi Ngọ tận tụy với công việc

Ai từng một lần đến Bảo tàng Long An sẽ không quên được anh Phó Giám đốc Bảo tàng hiền hòa, vui vẻ, có chất giọng nhẹ nhàng, gần gũi và thân thiện của - thạc sỹ Vương Thu Hồng. Sáu mươi năm, cuộc đời quay vòng lặp lại, với anh, kỷ niệm buồn vui, trăn trở một lần nữa để những người tuổi Ngọ có chút lắng lòng chiêm nghiệm lại cuộc đời.

Chi tiết tin
Nghệ sĩ Công Toại: Thử thách vẫn còn phía trước.

Nghệ sĩ Công Toại: Thử thách vẫn còn phía trước.

Năm vừa qua, nghệ sĩ Công Toại tiếp tục thuận buồm xuôi gió trong công việc. Dường như chưa bao giờ thấy anh thôi bận rộn.

Chi tiết tin
NGHỆ SỸ NHIẾP ẢNH TÔ CHÂU: LÀM ĐẸP ĐỜI QUA ỐNG KÍNH

NGHỆ SỸ NHIẾP ẢNH TÔ CHÂU: LÀM ĐẸP ĐỜI QUA ỐNG KÍNH

Thấm thoát mà đã trải qua 30 năm với nghiệp cầm máy ảnh. Ban đầu, cầm máy vì cuộc mưu sinh. Và rồi, niềm đam mê cũng như cảm hứng chụp ảnh nghệ thuật đã đến một cách tự nhiên và dần dần sáng tác ảnh nghệ thuật trở thành niềm đam mê không thể thiếu của anh. Chính sự nổ lực không ngừng trong nghề, năm 2013, anh đã vinh dự nhận được giải thưởng Nguyễn Thông. Anh là nghệ sĩ nhiếp ảnh Tô Châu.

Chi tiết tin

Các tin khác

 

THĂM DÒ Ý KIẾN

Đánh giá của bạn về Website này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Không có gì để nói

Rất xấu

THỐNG KÊ

Đang truy cậpĐang truy cập : 54


Hôm nayHôm nay : 8599

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 174087

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 8320497