Chủ nhật 13/10/2024

NỘI DUNG CHÍNH

LÊ ANH XUÂN - NGƯỜI ANH HÙNG THI SĨ

       VÕ THANH NGHỊ

       Nhà thơ Lê Anh Xuân ( 1940-1968 ) tên thật là Ca Lê Hiến, quê ở tỉnh Bến Tre. Nhà thơ sinh ra trong một gia đình trí thức nổi tiếng ở Sài Gòn-Nam Bộ, gia đình cụ Ca Văn Thỉnh, một nhà nghiên cứu văn học, sử học, một nhà giáo và sau đó là một Bộ trưởng, một Đại sứ trong thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa…
     Ca Lê Hiến-Lê Anh Xuân thuộc lớp học sinh miền Nam tập kết ra Bắc sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954. Từ học sinh cấp 2 ở Hải Phòng, rồi lên cấp 3 ở Nguyễn Trãi, Hà Nội, Ca Lê Hiến tỏ ra là một học sinh xuất sắc, có chí khí, có hoài bão, có ước vọng trở thành nhà thơ. Nhưng đến khi vào đại học anh lại học ngành sử. Dù không được học văn để rèn văn như ý nguyện, anh vẫn an tâm học và học giỏi, nhưng không rời mộng ước làm thơ.
Năm 1963, đang là sinh viên Đại học Tổng hợp Hà Nội, Ca Lê Hiến đã vinh dự nhận giải thưởng Thơ của Tạp chí Văn nghệ Hội Nhà văn 1961 (do Hoài Thanh làm chủ khảo) về bài thơ Nhớ mưa quê hương với rất nhiều tâm trạng và nhiều câu thơ đẹp : “ Ôi cơn mưa quê hương/ Mưa là khúc nhạc của bài ca êm mát/ Những đêm ta nằm nghe mưa hát mưa rơi/ Nghe mưa đập cành tre, nghe mưa rơi tàu lá, thầm thì dào dạt vang xa… Có lúc bỗng phong ba dữ dội/ Mưa đổ ào như thác dồn trăm lối/ Giấc mơ xưa có chớp giật sóng gầm/ Trang sử nhỏ nhà trường bỗng hóa cơn giông/ Nghe như tiếng cha ông dựng nước/ Truyền con cháu phải ngẩng cao mà bước/ Nghe như lời cây cỏ gió mưa tiếp đang hát bài ca bất khuất ngày xưa.”
        Tiếp đó, sau năm 1964, Ca Lê Hiến hành quân vào chiến trường theo con đường Trường Sơn lịch sử và đổi tên là Lê Anh Xuân. Giai đoạn nầy anh làm tất cả mọi công việc mà tổ chức cách mạng phân công: Viết truyện ký về các anh hùng; đi công tác tiền phương; làm thơ ca ngợi cuộc chiến đấu của dân tộc trong các bước ngoặt. Trong đó, anh viết về Cụ Đồ Chiểu, người con của Bến Tre quê anh: “Gọi nghĩa sĩ lên đường. Mắt mù, lòng tựa đuốc”. Đặc biệt là bài thơ ca ngợi “Dáng đứng Việt Nam” của người chiến sĩ giải phóng quân tiến công sân bay Tân Sơn Nhất”…Anh tên gì hỡi Anh yêu quý/ Anh vẫn đứng lặng im như bức tường đồng/ Như đôi dép dưới chân Anh giẫm lên bao xác Mỹ/ Mà vẫn một màu bình dị, sáng trong/ Không một tấm hình, không dòng địa chỉ/ Anh chẳng để lại gì cho Anh trước lúc lên đường/ Chỉ để lại cái dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ/ Anh là chiến sĩ Giải phóng quân/ Tên Anh đã thành tên đất nước/ Ôi anh Giải phóng quân! Từ dáng đứng của Anh giửa đường băng Tân Sơn Nhất/ Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân. Đây là ngọn lửa của lòng yêu nước bất khuất Việt Nam, ngọn lửa của chiến đấu, ngọn lửa của lý tưởng, người thi sĩ, người trí thức. Anh đã kế thừa dòng máu của bao thế hệ anh hùng trong cuộc chiến đấu chống Mỹ, cứu nước. Anh đã anh dũng hy sinh ngày 24-5-1968 trong chiến dịch Mậu Thân trên đường tiến quân về giải phóng Sài Gòn “Cái vầng sáng bồn chồn thương nhớ ấy/ Cứ đêm đêm nức nở gọi ta về”.
Anh là người chiến sĩ, là anh hùng, là thi sĩ. Tên tuổi Anh đời đời bất diệt trong tâm khảm của thế hệ chống Mỹ vừa qua và cả trong tâm khảm của thế hệ người Việt Nam hôm nay và mãi mãi về sau.
      
                                                                                                                                                                                  

V.T.N

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

THĂM DÒ Ý KIẾN

Đánh giá của bạn về Website này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Không có gì để nói

Rất xấu

THỐNG KÊ

Đang truy cậpĐang truy cập : 17


Hôm nayHôm nay : 4328

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 67963

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 10539009