Thứ bảy 27/04/2024

NỘI DUNG CHÍNH

Giải pháp thiết kế về quy hoạch kiến trúc trong nhà ở xã hội tỉnh Long An

Dự án nhà ở công nhân Lào Cai - KTS Hoàng Thúc Hào (Nguồn: kienviet.net)

Dự án nhà ở công nhân Lào Cai - KTS Hoàng Thúc Hào (Nguồn: kienviet.net)

“An cư lạc nghiệp” từ lâu đã được sử dụng như một lời khuyên, lời chỉ dạy của những người từng trải nhắc nhở thế hệ sau nên “an cư” rồi mới “lạc nghiệp”. Đó là chỉ sự ổn định về nơi ở, nơi sinh sống, nơi làm việc góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc và phát triển sự nghiệp.
 Kể từ sau đại dịch Covid-19, nhận ra sự bất cập và thiệt thòi quá lớn của các đối tượng chưa có nơi ở ổn định khi có thiên tai, dịch bệnh xảy ra, từ Trung ương đến địa phương, trong đó có tỉnh Long An đã đề cao sự quan tâm về việc phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) để những người có thu nhập thấp, người chưa có nơi ở được “an cư”. Tuy nhiên, để loại hình nhà ở này phát huy hiệu quả, có ý nghĩa và đồng thời đáp ứng yêu cầu về đô thị phát triển bền vững thì các giải pháp từ quy hoạch đến thiết kế kiến trúc cần phải được tính toán khoa học, hợp lý.
Thực tế cho thấy các hộ gia đình khó khăn về nơi ở đa phần là các gia đình khó khăn về kinh tế, do đó khi thiết kế NƠXH cho các đối tượng này thì việc sử dụng các thiết bị nhân tạo, tiêu tốn nhiên liệu rất cần hạn chế. Thay vào đó, tận dụng các giải pháp thiết kế về quy hoạch và kiến trúc thích ứng khí hậu trong NƠXH sẽ mang lại lợi ích vô cùng to lớn trong việc tận dụng nhiều nhất nguồn năng lượng từ môi trường tự nhiên, tận dụng các điều kiện khí hậu thuận lợi và hạn chế các điều kiện khí hậu bất lợi của địa phương đối với công trình NƠXH. Qua đó, tạo ra môi trường sống thoải mái, dễ chịu cho các hoạt động và đem lại sức khỏe, tiện nghi cao nhất cho con người. Đây cũng là các tiêu chí mà các công trình xanh, công trình bền vững hướng đến. Tuy nhiên đối với công trình mà yếu tố kinh tế phải đặt lên hàng đầu thì việc cân đối làm sao để vừa hạ giá thành sản phẩm, tiết kiệm chi phí vận hành mà vẫn đạt thông thoáng, chiếu sáng, cây xanh … là một bài toán khó, đòi hỏi các kiến trúc sư phải đặt tâm huyết của mình lên phương án quy hoạch thiết kế công trình, để công trình đáp ứng được điều kiện ở tốt nhất cho các đối tượng khó khăn về nhà ở trong điều kiện cho phép, thể hiện sự nhân văn của chính sách của Đảng, Nhà nước và của nền Kiến trúc Việt nam.
Đối với Long An, một tỉnh đang có tỷ lệ tăng trưởng về công nghiệp khá tốt, là 1 trong 5 tỉnh có số khu công nghiệp nhiều nhất nước, vì vậy số công nhân lao động, lao động nhập cư chưa có nơi ở ổn định cũng sẽ tương ứng theo, tuy nhiên hiện số dự án nhà ở xã hội còn rất hạn chế và hiện nay UBND tỉnh Long An cũng đã quan tâm chỉ đạo sở chuyên ngành để thực hiện đề án về NƠXH cho các đối tượng người lao động trên địa bàn tỉnh yên tâm về chỗ ở, góp phần phát triển kinh tế của tỉnh ổn định bền vững. Vậy với tỉnh Long An, giải pháp về NƠXH chúng ta cần quan tâm những gì?
*Mô hìnhNƠXH:
         Phát triển NƠXH theo mô hình tập trung, đồng bộ hoàn toàn có thể là xu thế của thời kỳ mới. Với phương thức này, các địa phương sẽ chủ động bố trí quỹ đất để phát triển NƠXH. Các khu NƠXH tập trung có quy mô lớn, đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, cung cấp đủ các hạ tầng xã hội thiết yếu: nhà trẻ, trạm y tế, siêu thị, bể bơi... cho cư dân, thuận tiện để định hình một môi trường sống đồng bộ, đồng điệu, hài hòa cả về cảnh quan, phương án kiến trúc và môi trường sống cho khu vực, sẽ khắc phục nhược điểm của các khu NƠXH nhỏ lẻ chen trong các khu dân cư thương mại khác.
*Giải pháp về quy hoạch kiến trúc:
  • Việc thiết kế kiến trúc công trình cần phải đáp ứng tiêu chuẩn về xây dựng và phù hợp với túi tiền của người thu nhập thấp, nhà đầu tư và kiến trúc sư cần quan tâm đến khâu thiết kế làm sao để phát huy được tối đa công năng trong không gian diện tích nhỏ, vừa đảm bảo được nhu cầu sử dụng vừa đảm bảo yếu tố thông thoáng, chiếu sáng cho căn nhà. Điển hình như tận dụng các giải pháp thiết kế thích ứng khí hậu (giải pháp chọn hướng nhà, giải pháp cây xanh, giải pháp mặt nước,…) nhằm tiết kiệm được chi phí để giảm giá thành NƠXH, giúp các đối tượng có thu nhập thấp có khả năng sở hữu được nơi ở của mình. Đây cũng là các xu hướng và là tiêu chí của các công trình kiến trúc xanh, kiến trúc bền vững
  • Vừa qua, Liên hiệp Hội Kiến trúc sư Quốc tế (UIA) đã công bố kết quả Giải thưởng UIA 2023 (giải thưởng được tổ chức 3 năm một lần) và Việt Nam vinh dự đạt 2/5 giải. Trong đó, Kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào đạt giải Robert Matthew: Kiến trúc bền vững và nhân văn với công trình “Nhà ở công nhân Lào Cai”, mang cảm giác gắn kết và thân thiện đối với người dân địa phương. Đây là công trình tiêu biểu thể hiện sự thành công trong việc tận dụng các giải pháp thiết kế thích ứng khí hậu, tạo nét đặc trưng của địa phương và đề cao giá trị cộng đồng, rất đáng để học tập và áp dụng vào việc thiết kế NƠXH tại tỉnh Long An.


Hiện nay đời sống người dân đã phát triển và người dân cũng quan tâm nhiều hơn đến không gian sống của mình, do đó không riêng gì NƠXH mà bất kỳ loại hình nhà ở nào cũng mong muốn có được giải pháp thiết kế tốt nhất, đẹp nhất và phù hợp nhất. Trên cơ sở đó, cùng với bài học kinh nghiệm từ các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đồng Nai,… Để có được các công trình đạt được các tiêu chí trên, việc tổ chức các cuộc thi tuyển thiết kế mẫu công trình NƠXH để các kiến trúc sư trong và ngoài tỉnh tham gia, nhằm tìm ra những giải pháp thiết kế sáng tạo và có khả năng khắc phục những hạn chế trong vấn đề NƠXH là rất cần thiết. Mong muốn tạo ra những căn nhà ở tốt cho người có thu nhập thấp trên địa bàn tỉnh, đảm bảo yếu tố bền, đẹp, giá rẻ để người dân tiếp cận được.


Vấn đề NƠXH đang là vấn đề “nóng” ở Việt Nam nói chung và Long An nói riêng, đòi hỏi sự phối hợp của nhiều cấp, nhiều ngành. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của ngành quy hoạch - kiến trúc thì để nâng cao được chất lượng công trình NƠXH thì đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ và tâm huyết của chính sách Nhà nước, nhà đầu tư, nhà tư vấn thiết kế làm sao đảm bảo người thu nhập thấp có thể mua được nhà với giá thành rẻ, đẹp, tiện nghi và phù hợp với nhu cầu sử dụng, đảm bảo cho sự phát triển bền vững, một nơi “an cư” đúng nghĩa và đóng góp vào diện mạo của các khu đô thị trong tương lai.

KTS LÊ LAM LINH

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

THĂM DÒ Ý KIẾN

Đánh giá của bạn về Website này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Không có gì để nói

Rất xấu

THỐNG KÊ

Đang truy cậpĐang truy cập : 71

Máy chủ tìm kiếm : 42

Khách viếng thăm : 29


Hôm nayHôm nay : 8792

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 273106

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 8731207