Tôi là người may mắn đã từng có dịp ghé thăm Bạc Liêu nhiều lần. Lần cách đây gần nhất là 5 năm. 5 năm so với 17 năm tái lập tỉnh Bạc Liêu là khoảng thời gian ngắn, nhưng theo tôi nghĩ, đây là thời đoạn chạy đua nước rút để hoàn thành các tiêu chí của một đô thị loại 2. Do đó trở lại Bạc Liêu lần nầy, tôi thật sự bất ngờ và ngạc nhiên trước tốc độ phát triển đô thị hóa của một tỉnh ở cách xa các trung tâm đô thị lớn như Sài Gòn, Cần Thơ ... Đó là cảm nhận chung nhất đầu tiên đem lại trong tôi niềm vui mừng phấn khởi. Tình thật là như vậy, chứ không phải khách sáo đâu. Bởi vì thực tế tôi đã từng nghiên cứu về thân thế sự nghiệp của cố nghệ nhân nhạc sĩ Cao Văn Lầu, cùng tác phẩm âm nhạc bất hủ “Dạ cổ hoài lang” của ông, để tham gia cuộc hội thảo khoa học tại thị xã Bạc Liêu, tỉnh Minh Hải năm 1989. Hơn nữa, bản thân tôi cũng đã từng trãi nghiệm với cuộc sống của bà con ở Bạc Liêu thời kỳ trước giải phóng miền
Tuy chưa được tham quan đầy đủ các công trình phát triển hạ tầng kinh tế, văn hóa, xã hội, nhưng tôi vẫn hình dung được qua các tác phẩm văn học nghệ thuật tham dự cuộc thi viết về đất nước và con người Bạc Liêu nhân sự kiện tỉnh Bạc Liêu đăng cai tổ chức lễ hội Đờn ca tài tử Nam Bộ toàn quốc lần đầu tiên sau khi được tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại mà tôi vinh dự được mời tham gia thành viên Ban giám khảo. Có lẽ nhờ vậy mà niềm tự hào và sự nhiệt tình được nhân lên, thôi thúc tôi đến với lễ hội và dự trọn vẹn từ đầu đến cuối.
Để được thực sự đắm mình trong lễ hội, tôi không trình báo giấy mời cá nhân cho Ban Tổ Chức, mà tự nguyện làm thành viên trong Ban đờn ca tài tử của Trung tâm Văn hóa tỉnh Long An. Do đó, tôi có điều kiện giao tiếp và thu thập thông tin từ rất nhiều thành phần xã hội, các nghệ nhân, nghệ sĩ tài tử từ khắp mọi nơi về dự lễ hội. Đặc biệt là giới truyền thông, báo chí thường hay phỏng vấn tôi sau các buổi hội thảo hoặc trình diễn nghệ thuật.
Có người biết tôi quê ở làng Mỹ Lệ, quận Cần Đước, tỉnh Chợ Lớn (nay là xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, tỉnh Long An), quê hương gạo Nàng thơm Chợ Đào có tiếng, nơi thờ linh vị nghệ nhân, nhạc sư Nguyễn quang Đại tức cụ Ba Đợi, nên đề nghị tôi giải thích câu dân gian truyền miệng xưa nay: “Nhứt Bạc Liêu, nhì Cần Đước” là như thế nào? Thú thật, tôi là kẻ hậu sinh, được thầy dạy đờn tranh là nhạc sư Huỳnh Văn Biểu (Hai Biểu) và các nghệ nhân, nhạc sĩ lão thành như: Năm Ơn, Thanh Tuyền, Vĩnh Bảo, Út Hinh, Tư Bền … giải thích. Tôi xin kể lại như sau: Trước tiên cần thống nhứt với nhau quan niệm “Nhứt, Nhì” ở đây không hề có ý xếp hạng cao hay thấp, mà với ý nghĩa nói lên vai trò, vị trí quan trọng hay nổi bật, cũng như câu “Nhứt hậu hôn Nhì điền thổ” chẳng hạn. Do đó chúng ta có thể hiểu: Nhứt Bạc Liêu là vì Bạc Liêu là một trong những “cái nôi” của phong trào đờn ca tài tử thuộc miền Tây Nam Bộ. Tài tử Bạc Liêu sáng tác nhiều bài bản hay, viết lời ca mới mang nội dung yêu nước chống giặc ngoại xâm …, bổ sung cho nhạc mục bài bản tài tử Nam Bộ ngày càng thêm phong phú, phổ biến rộng rãi khắp các vùng miền trong cả nước với những tên tuổi tiêu biểu được lưu danh như: Nhạc Khị, Ba Chột, Sáu Lầu, Mộng Vân, Trịnh Thiên Tư … tạo nên thành tựu rực rỡ của nghệ thuật đờn ca tài tử ở đất Bạc Liêu. Còn Nhì Cần Đước là vì Cần Đước cũng là một trong những “cái nôi”của phong trào đờn ca tài tử thuộc miền Đông Nam Bộ, có nhiều nghệ nhân ca sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng ca hay, đờn hay, được các hãng băng, đĩa, đài phát thanh ở Sài Gòn mời cộng tác nhiều nhứt với những tên tuổi lớn như: Ba Đợi, Năm Khiết, Hai Biểu, Tư Huyện, Sáu Quí, Mười Còn, Năm Lòng, Tư Bé, Tám Sanh, Kim Cúc … đến nay vẫn còn truyền khẩu trong dân gian câu phương ngôn “Tiếng đồn Cần Đước nổi danh / Giai kìm, Quýnh gáo, Quế tranh, Lòng cò” mỗi khi nhắc đến những nghệ nhân tài tử vang bóng một thời. Đặc biệt trong số các bậc thầy tiền bối có nhạc sư Nguyễn Quang Đại (Ba Đợi) là “nhạc quan” triều đình Huế có những đóng góp lớn trong sáng tác, chấn chỉnh, hệ thống hóa bài bản, cũng như truyền dạy, được các thế hệ học trò tôn vinh như bậc “Hậu Tổ” của nhạc tài tử Nam Bộ.
Có bạn biết tôi thích sưu tầm, nghiên cứu về đờn ca tài tử Nam Bộ, nên đề nghị tôi nói lên những suy nghĩ của mình về bảo tồn di sản thuộc lĩnh vực nầy ra sao, nhất là sau khi đờn ca tài tử Nam Bộ được UNESCO vinh danh? Vấn đề nầy tôi đã trình bày trong bài tham luận của mình tại cuộc hội thảo khoa học về bảo tồn và phát huy giá trị di sản đờn ca tài tử Nam Bộ ở Tp. Bạc Liêu ngày 27/4/2014 với 5 nội dung được xác định là đối tượng bảo tồn và phát huy giá trị như sau: 1/ Về bài bản, 2/ Về nghệ nhân, 3/ Về môi trường sinh hoạt và đào tạo, 4/ Về phong cách trình diễn, 5/ Về nghiên cứu lịch sử và lý luận âm nhạc. Nhưng tôi chỉ nhấn mạnh một vài việc cấp bách trước mắt là cần ban hành chính sách cụ thể giúp cho những nghệ nhân tiêu biểu của phong trào đờn ca tài tử có thể sống bằng chính nghề nghiệp của mình và truyền nghề cho thế hệ trẻ. Nếu kéo dài tình trạng luật ban hành đã lâu, nhưng không đi vào cuộc sống vì chậm trễ trong khâu hướng dẫn thi hành như hiện nay, thì các nghệ nhân tiêu biểu lần lượt ra đi, mang theo tất cả tài năng và kinh nghiệm tích lủy cả đời hoạt động nghệ thuật của họ - cái mà ta gọi là giá trị văn hóa phi vật thể, hay “báu vật sống” của dân tộc và nhân loại. Song song đó vừa chấn chỉnh, vừa tạo thêm môi trường sinh hoạt đờn ca tài tử đúng bản chất vốn có của truyền thống âm nhạc dân tộc do các thế hệ cha ông ta dày công xây dựng, đồng thời duy trì hoạt động thường xuyên, nhằm nâng cao chất lượng nghệ thuật và không ngừng phát triển lực lượng tài năng trẻ.
Cuối cùng, với tư cách là một nghệ nhân đờn ca tài tử, mấy chục năm đã từng giao du hầu khắp các tỉnh thành Nam Bộ, quen biết nhiều nghệ nhân nghệ sĩ tên tuổi, điều ấn tượng nhất chưa từng có trong đời hoạt động nghệ thuật của tôi từ trước đến nay là cuộc lễ hội đờn ca tài tử Nam Bộ toàn quốc lần đầu tiên do tỉnh Bạc Liêu đăng cai, phối hợp cùng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức nhân dịp chào mừng các ngày lễ lớn: 30/4, 1/5, 19/5 và mừng sự kiện UNESCO vinh danh nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, đã qui tụ đông đảo nghệ nhân, nghệ sĩ đến dự và trình diễn giao lưu với nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc. Khảo sát qua các không gian sinh hoạt đờn ca tài tử ở khu vực Hồ
VÕ TRƯỜNG KỲ
Theo TC NVLA 06/2014
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập : 20
Hôm nay : 3959
Tháng hiện tại : 67594
Tổng lượt truy cập : 10538640