Thứ bảy 20/04/2024

NỘI DUNG CHÍNH

NÔNG NGƯ CỤ NAM BỘ

NÔNG NGƯ CỤ NAM BỘ

NÔNG NGƯ CỤ NAM BỘ

Người Việt Nam chúng ta có thể tự hào về hệ thống ca dao tục ngữ trong văn học dân gian của mình. Hệ thống này ra đời trong suốt quá trình lịch sử dân tộc, do đó nó phản ánh rất sát sao nhiều lĩnh vực hoạt động và đời sống của dân tộc. Trong những gì mà ca dao, tục ngữ “cưu mang” như một “viện bảo tàng” thì công việc nông tang, thời tiết- nói chung là sản xuất nông nghiệp, đặc biệt nông nghiệp trồng lúa nước thủ công thì rất khó có thể bỏ qua “bàn tay trái” của nó là nghề cá- một cách nói đơn giản, thô sơ của ngư nghiệp hoặc nuôi trồng thủy sản ngày nay. Ở cả “cánh tay mặt” là nông nghiệp cũng như “bàn tay trái” vừa nói, phương tiện để sản xuất đánh bắt vừa gắn bó với người, vừa chuyển đổi theo trình độ phát triển của nền kinh tế.
Như nói trên, cả nông lẫn ngư nghiệp của ta đều trải qua ngàn năm thủ công, do đó các nông ngư cụ mà ngày nay còn có, mang nặng tính cách truyền thống. Và ca dao tục ngữ cũng là tiếng nói của truyền thống, do bám sát sản xuất, cho nên số lượng ca dao, tục ngữ lưu giữ nông ngư cụ rất nhiều. Có thể nói những câu ca dao, tục ngữ loại này là cái phần “phi vật thể” của nông ngư cụ và ngược lại nông ngư cụ chính là phần “vật thể” làm nê  thứ văn học dân gian độc đáo kia.  Hai thứ này không thể tách rời nhau? Câu trả lời của tôi là, rồi một mai, khi nông ngư nghiệp được cơ giới hóa, hiện đại hóa thì đó là giây phút chia tay của “vật thể” và “phi vật thể”. Có điều là, ca dao tục ngữ sẽ không bao giờ mai một, nhất là ngày nay đã có khá nhiều những cuốn sách, những công trình nghiên cứu sưu tập về ca dao, tục ngữ, “chữ” hóa chúng, chấm dứt một thời truyền khẩu dễ làm cho mai một. Cái hồn- ca dao tục ngữ nói về nông ngư cụ- thì trường tồn có thể nói vĩnh cửu nhưng những gì mà nó phản ảnh, tức nông ngư cũ sẽ lần lượt đi vào quá khứ, mai một trước làn sóng cơ giới hóa ngày càng mạnh mẽ. Rồi đây, nông ngư cụ chỉ còn trong ac dao tục ngữ nhưng vấn đề là, chính những nông ngư cụ với hình dáng, công dụng, sự cải tiến của nó lại tác động trở lại đến ca dao tục ngữ: làm cho người ta hiểu thấu đáo hơn những ý nghĩa, ngữ nghĩa của ca dao tục ngữ.
“Động chà cá nhảy” thì ai cũng hiểu, “con vua lấy thằng đánh dậm” còn ai không hiểu nhưng chỉ hiểu là hiểu bằng lý trí thay vì phải hiểu là hiểu- cảm. Nhưng “Ngu như bò” hoặc “lúa chiêm lấp ló đầu bờ/ chờ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên” thì quả thực phải được mục sở thị con bò, cánh đồng lúa chiêm sau cơn mưa giông sấm sét… mới thực sự cảm hết cái nghĩa thấm đậm của những câu ca dao tục ngữ trên.
Đúng là, cuộc sống , trong đó có sản xuất là một vận động của sáng tạo và hủy diệt. Quy luật này không dành ngoại lệ cho nông ngư cụ, cho nên sợ rằng lứa “tuổi teen” ở trong nước sống tại các đô thị và  những “tuổi teen” Việt Nam định cư tại nước ngoài mai này sẽ lúng túng mỗi khi đọc một câu tục ngữ ca dao nói về nông ngư cụ khi mà những công cụ này không còn nữa. Bởi thứ gì cũng vậy, phải có phần “vật chất” mới có được “ý thức”, phải có con người mới có cái tên. Và phải có nông ngư cụ - hoặc hình vẽ, ảnh của nó…mới cảm hết không chỉ cái nghĩa  mà còn là cái ý tưởng, thậm chí mộ bài học từ những câu ca dao- hồn của phương tiện sản xuất truyền thống này.
Có cái may mắn được tác giả cho xme bản thảo của ông, tôi mới hiểu dụng công của tác giả. Nhưng vẫn sợ khi các nông ngư cụ mai một, lớp trẻ sau này liệu có nhận hết những gì mà “viện bảo tàng” nông ngư cụ- biểu hiện nhiều thế hệ cha ông “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”- cung cấp cho họ.

Cao Thoại Châu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

THĂM DÒ Ý KIẾN

Đánh giá của bạn về Website này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Không có gì để nói

Rất xấu

THỐNG KÊ

Đang truy cậpĐang truy cập : 35

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 34


Hôm nayHôm nay : 3937

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 198171

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 8656272