Nhà thơ Trần Đăng Khoa cho biết thêm: “Bất kỳ ai cũng có thể đọc cuốn sách này, từ những học sinh phổ thông đến người lớn, ngay cả tôi, một người không đam mê toán học nhưng đọc cuốn sách này cũng cảm thấy thích thú”.
Mặc dù được viết bởi hai tác giả, nhưng cuốn sách rất liền mạch, chau chuốt. Tâm sự về điều này, GS Ngô Bảo Châu cho rằng, chính tình bạn, cùng sự hiểu biết lẫn nhau trong công việc đã giúp GS và người bạn đồng hành Nguyễn Phương Văn cho ra đời một cuốn sách như thế.
Hai tác giả (giữa) và các khách mời tại buổi tọa đàm.
Nói về ý tưởng của cuốn sách, GS Ngô Bảo Châu chia sẻ: Khi đi trò chuyện với các em học sinh phổ thông, tôi đã hình thành trong ý tưởng về cốt truyện của cuốn sách. Lúc đầu, tôi chỉ định viết một bài báo chứ không nghĩ đến việc viết sách. Nhưng là một nhà toán học, một giảng viên, tôi nghĩ lao động trí óc bắt đầu từ những cái khó, qua quá trình lao động gian nan để trở thành những cái đơn giản. Khi giảng bài, nhiều vấn đề tưởng chừng như đơn giản, nhưng tôi đã phải dùng “mẹo” để đưa kiến thức tới sinh viên. Chính vì những lý do đó, tôi đã có ý định hợp tác với anh Phương Văn để cho ra đời “Ai và Ky ở xứ sở những con số tàng hình”. Tuy nhiên, để có một cuốn sách toán mang hơi hướng của văn học là điều không dễ. GS Ngô Bảo Châu và tác giả Nguyễn Phương Văn đã mất 8 tháng và qua rất nhiều lần chỉnh sửa. Tác giả Nguyễn Phương Văn cho biết: Ban đầu GS Ngô Bảo Châu đề nghị tôi phác thảo cốt truyện dựa trên những gì tôi hiểu. Tuy nhiên, rất nhiều đoạn hai anh em phải trao đi đổi lại nhiều lần mới đi đến thống nhất cuối cùng. GS Châu là người làm việc rất nghiêm túc và khó tính, có những đoạn, đọc qua lần đầu, anh đã thấy ưng ý ngay, nhưng khoảng một tháng sau, anh lại gọi cho tôi nói phải sửa lại.
Tại buổi tọa đàm, GS.TSKH Hà Huy Khoái, nguyên Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam chia sẻ: Ngay lần đầu tiên đọc “Ai và Ky ở xứ sở những con số tàng hình”, tôi đã cảm thấy thú vị và rất ngạc nhiên khi trong một quyển sách mỏng lại có thể chứa đựng nhiều vấn đề sâu của toán học đến thế. “Ai và Ky ở xứ sở những con số tàng hình” là một cuốn sách vừa có chất toán, vừa có chất thơ lại mang cả tư tưởng triết học sâu sắc. Thành công lớn nhất của cuốn sách chính là cách chọn “truyện cổ tích” làm cách hành văn. Còn nhà thơ Trần Đăng Khoa thì cho rằng: Cái tài của hai tác giả là đã đồng nhất giữa văn chương và toán học. Đây là một cuốn sách cận văn chương, lấy văn chương để chuyển tải toán học.
Theo www.dangcongsan.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập : 17
•Máy chủ tìm kiếm : 1
•Khách viếng thăm : 16
Hôm nay : 3009
Tháng hiện tại : 75271
Tổng lượt truy cập : 10820494