Chả là ba nó ra chợ Huyện để xin việc bốc vác ngoài chợ. Ba nó bảo dù đi hơi xa nhưng làm mướn cho ngươi ta lấy tiền liền được, làm ngày nào họ trả tiền ngày đó, chứ làm mườn cho người cùng xóm thì đến mùa vụ người ta mới đưa. Mà bệnh của nó là cần tiền theo tuần, theo tháng chứ không ngưng được, nếu ngưng bệnh càng nặng thêm.
Sáng ba nó cầm tay con lên lại có vài vết thâm, vết bầm tím nữa. Thấy vậy nó vội nói ngay “ Con không thấy đau đâu ba !”. Ba nó không nói gì chỉ lặng lẽ dặn nó “Con ở nhà coi chừng nhà, ba đi chiều mới về, ba đã nấu cơm để dành đến trưa con tự lấy ăn, không để bụng đói đó”. Nó hiểu lời ba nó nói, mặc dù chưa được đi học, đã 9 tuổi chỉ biết vài con số, vài nét chữ qua đám bạn cùng xóm chỉ dạy, nó đủ hiểu đoạn đường ba nó đi làm từ nhà ra chợ Huyện xa như thế nào – đạp xe hơn 10 cây số.
Thế là từ đấy nó ở nhà một mình. Sáng sớm nó cũng đi cùng ba ra ngõ, thấy các bạn trong làng cùng nhau đi học. Nó thèm được như các bạn lắm. Có hôm nó cứ đi theo các bạn đi đến tận cổng trường, nhìn các bạn vào lớp, rồi nó mới quay về. Những lúc như thế nó thấy mình buồn lắm. Cái đầu non nớt của nó khiến nó nghĩ nguyên nhân nó không được đi học là do nó bị bệnh, mà bệnh rất nặng liên quan đến máu, nghiêm trọng lắm thì phải vì cứ hàng tuần ba nó đưa nó đi bệnh viện trên Sài Gòn để khám bệnh và mua thuốc, nghe đâu mỗi lần đi tốn hơn 500.000 lận. Nhà nghèo, không đủ ăn, không đủ tiền chữa bệnh thì tiền đâu mà mua quần áo, tập sách đến trường, vả lại quan trọng nhất là sức khỏe không cho phép.
Dù sao nó cũng có ước mơ một lần cấp sách đến trường. Một buổi sáng, có lẽ là ngày không bao giờ nó quên được. Ba nó dậy sớm hơn mọi ngày, nhưng vẫn ngôi im lặng bên cửa sổ nhìn ra ngoài, vẫn còn ánh sáng của ánh trăng khuya. Nó không dám gọi, cũng không dám hỏi điều gì, chỉ biết ba nó ngồi im đó thật lâu, lâu đến nỗi nó ngủ rồi thức mấy lần cho đến sáng mà ba nó vẫn ngồi đó, như một pho tượng, bất động, lạ thường. Chưa bao giờ nó thấy ba nó như vậy, nó thấy lo vì lúc chiều bà Ba có nói với ba nó “Chẳng lẽ cậu cứ sống vậy mãi sao? Cậu phải lo nghĩ cho hạnh phúc của riêng cậu nữa chứ …”. Nó sợ ba nó đi tìm kiếm hạnh phúc ở đâu đó lại bỏ nó, không ở với nó nữa.
Trời đã sáng đất, ba nó quay sang gọi: “ Minh ơi! Dậy đi con!” Nó bật nhanh dậy, chứ không như mọi ngày còn ê a, vâng dạ một hồi mới ngóc đầu, vì nó biết ba nó cưng nó lắm không la mắng gì cứ kệ cho nó nướng đến lúc nào tùy thích. Nhưng hôm nay nó sợ sự khác thường. Ba nó ngồi trên chiếc giường tre độc mộc. Nhìn căn nhà, nó thầm nghĩ nhà mình có gì lạ đâu mà ba nó ngắm kĩ thế, cũng chỉ có một cái giường tre, một cái bàn nhỏ, vài cái ghế cũ kỹ. À! Ba nó nhìn mái nhà mục nát rồi mà chưa có tiền mua lá, vì bao nhiêu tiền dồn vào lo cho bệnh của nó hết rồi còn gì! Nhưng không đột nhiên ba nó bảo: “ Minh, ba bảo!” ba nó lấy một cái túi đen rồi lôi ra một bộ quần áo mới, một bộ sách lớp1. Nó ngạc nhiên đến ngạc thở vội ôm cả quần áo, tập sách vào lòng hỏi gấp gáp: “ con được đi học hởi ba!” Ba nó ngấn lệ gật đầu. “ Con đi học ngoan đấy, không ngoan là ba không cho đi học đâu!” “ Dạ” rất nhanh, tay ôm cập sách biết bao nhiêu sự sung sướng.
Ngày đầu tiên đi học, nó vui mừng không xiết, xen lẫn với hồi hộp, bàn tay bé nhỏ của nó nằm gọn trong bàn tay thô kệch, thô ráp của người cha.
Từ hôm ấy, nó được hẹn bạn cùng đi học, hẹn bạn cùng học bài, dù sức khỏe không bằng bạn nhưng lúc nào nó cũng cố gắng học bài tốt tất cả các môn, thậm chí còn học rất khá. Thầy cô, ai cũng khen, ai cũng thương. Nó trở thành tâm điểm của trường và của Huyện về tấm gương vượt khó trong học tập.
Thấm thoát đã 5 năm qua, hôm nay, cũng là khai giảng năm học mới. Cũng hồi hợp, như mọi năm, nhưng có khác vì năm nay nó trở thành học sinh cấp 2 rồi. Ba nó cũng mua thêm một bộ quần áo mới. Bà Ba hàng xóm xin cho nó một bộ sách lớp 6 cũ. Cũng như mọi năm nó lại được ba đưa đến trường, nó nhận ra bàn tay của ba thô ráp hơn, đen sạm hơn, mà hình như ba chậm chạp hơn rồi. Chiều hôm rước ba nó ôm nó khóc, ba còn mua đồ ăn ngon nữa, tắm rữa cho nó nữa, mặc dù nó rất sợ khi ba tắm cho. Mỗi khi ba tắm ba lại khóc vì vết bầm trên cơ thể con ngày một nhiều hơn, có những lúc nó rất mệt, chóng mặt mà nó dấu không dám nói ra vì sợ ba buồn. Nó cứ thấy ba khóc hoài, nó lờ mờ hiểu, chắc là bệnh của nó nặng lắm rồi.
Mới đầu năm học mới có mấy tuần mà nó phải xin phép nghỉ liên tục để đi thành phố khám bệnh, mỗi lần đi ba nó đều bế nó trên tay, nó có hỏi thì ba nó chỉ bảo “ Bệnh của con sẽ hết nhanh thôi”. Ba nói vậy thì phải vui chứ, sao nó thấy ba nó buồn nhiều hơn, đi làm về khuya hơn, thậm chí có hôm không ngủ được.
Lần đi khám bệnh gần đây nhất, ba nó còn hào phóng cho nó đi Đầm Sen chơi nữa, mua cả đồ chơi mắc tiền cho nó. Nó vui lắm, nhưng nó đâu có biết cha nó dấu nước mắt vào lòng, trong đáy mắt người cha tội nghiệp ấy có một điều gì đó thật đau đớn.
Sau hôm ấy, nó đi học được hai ngày rồi nghỉ ở nhà luôn. Nó thấy thân hình chổ nào cũng có vết tím bầm, thấy chóng mặt không thể đi lại được. Ba nó cũng nghỉ ở nhà chăm sóc con. Chiều hôm rước nó thấy có người đàn ông lạ mặt đến xem nhà, xem đất gì đấy, rồi đưa cho ba nó một cái bọc, nó đoán đó là bọc tiền. Nó ngầm hiểu ba đã làm cái gì nhà này rồi. Nó hoang mang, rồi đây hai cha con sẽ đi đâu?
Chiều hôm nay cô giáo và một số người lạ mặt đến nhà. Thấy nó còn thiêm thiếp ngủ nên mọi người ngồi ngoài hàng tư nói chuyện với ba nó. Trong giấc mơ, nó thấy hình ảnh một người phụ nữ không rõ ràng hiện về gọi “ Minh ơi!” Nó thét lên tiếng gọi mẹ mà bất cứ đứa trẻ nào cũng được gọi, còn nó thì không. Nó khao khác được gọi từ “Mẹ” ấy lắm, nhưng chưa lần nào nó dám hỏi ba nó về mẹ. Cứ mỗi lần thấy bạn cùng xóm được mẹ vuốt tóc, được mẹ ôm vào lòng lúc ốm đau, được mẹ gọi về ăn cơm thì nó lại thèm được có mẹ. Có lần nó lấy hết can đảm hỏi ba nó: “Mẹ … ba?”. Ba nó lại im lặng, lảng sang chuyện khác. Nó thấy cũng lạ, có lần nó lục tìm đồ đạc trong nhà xem có bức hình gì, hay vật gì của người phụ nữ, quả là không có bất kì thứ gì ngoài những vật dụng đàn ông. Có lần, nó thắc mắc với bà Ba hàng xóm thì bà ấy chỉ nói: “ Con là đứa trẻ có phước nhất đấy, ba con là người tốt nhất mà bà từng gặp!”. Không khai thác được gì nó đành nghĩ chắc là mẹ nó đang ở một nơi rất xa.
Giật mình ngồi choàng dậy, thì ra ba nó đang ngồi nói chuyện với cô giáo và một số người mà nó chưa từng gặp. Nó nghe nói các nhà hảo tâm trợ cấp kinh phí trị bệnh và học tâp. Cố gượng dậy để ra chào mọi người thì nó nghe ba nó nói:
- Tôi đã bán cái nhà và miếng đất nhỏ này rồi. Kêu bán mấy năm nay mà mới bán được. Tôi biết cháu không ở mãi được với tôi, nhưng tôi sẽ làm đủ mọi cách để kéo dài sự sống cho cháu.
- Thế anh bán nhà rồi hai cha con ở đâu?
Ba nó ngưng một lúc mới trả lời:
Bà Ba kế bênh đất rộng, nên cho cha con tôi mượn một khoảng đất nhỏ để cất cái chòi ở tạm…
Bàn tay nó run run, bám chặt lấy thành giường cố gắng lắng tai nghe mọi người nói chuyện
- Cháu bị nhiễm trùng máu bẩm sinh, lúc mới đưa cháu về tôi đâu có biết. Đến lúc cháu được 2 tuổi tôi mới phát hiện. Lúc ấy tôi cũng nghèo như bây giờ, bác sĩ bảo thay máu cho cháu tốn hơn 50 triệu thì mới mong kéo dài sự sống, mà tôi không đủ khả năng nên tháng nào cũng đủ kiếm chi tiền thuốc tháng đó thôi, nhưng bệnh cháu ngày càng một nặng tôi không còn cách nào khác là phải bán tài sản cuối cùng của mẹ nuôi tôi để lại.
Cô giáo lên tiếng:
- Thế mẹ cháu đâu anh?
Qua khe ván của ngôi nhà cũ, nó thấy ba nó đưa bàn tay gầy, run run lau hàng lệ dài trên hốc má chai sạm. Ba nó tiếp, đôi mắt hấp háy:
- Cách đây hơn 10 năm, có một lần tôi đi Đức hòa lên Sài Gòn có việc, lúc xuống xe tôi thấy có một em bé bị bỏ trên ghế, lúc ấy cháu chỉ mới 3 tháng tuổi, khóc rất nhiều. Tôi nghĩ chắc người phụ nữ nào bị lạc con, tôi bế đứa bé lên, chờ hoài ở bến xe xem có ai nhận con không, chờ mãi đến tối mà không có ai nhận. Tôi đã bế cháu về nhà nuôi cho đến giờ. Bé Minh vô phước quá vì gặp người cha nghèo như tôi, giá như em vào nhà khá giả hơn thì bệnh của em đâu đến nỗi này! Tôi cũng là đứa trẻ mồ côi, được mẹ nuôi chăm sóc, lo lắng, thương yêu mà mẹ tôi cũng nghèo. Bà qua đời khi tôi chưa học hết cấp 3, nên tôi cũng tự kiếm sống bằng đôi bàn tay này thôi, chứ có nghề nghiệp gì ổn định đâu. Được cái, bà con xóm giềng ở đây tốt lắm, ai cũng thương cho cảnh “gà trống nuôi con” như tôi, nên họ giúp cha con tôi nhiều lắm.
Mắt ước đẫm nó nhìn xuống đất, rồi lại nhìn lên mái nhà mục nát mà thấy cả trời cao. Không hiểu sao ban ngày mà nó cũng thấy những vì sao sáng lung linh, huyền ảo trên bầu trời. Nước mắt đầm đìa ở cằm, ở cổ. Đôi bàn tay bé nhỏ của nó run run nắm lấy cái áo vá còn nặng mùi mồ hôi của ba ôm vào lòng, rồi đưa lên môi hôn ghì thật chặt. Nó hốt lên nghẹn ngào: “ Ba …ba… con yêu ba nhiều!...”
Cù Thị Lê Chung
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập : 40
•Máy chủ tìm kiếm : 6
•Khách viếng thăm : 34
Hôm nay : 2266
Tháng hiện tại : 178719
Tổng lượt truy cập : 10402805