Mồ liệt sĩ nơi vùng biên
Đêm 16.4.1973 không trăng. Trên con đường mòn cặp biên giới Việt
Đồng bào địa phương tìm được bảy thi thể trong số mười cán bộ, chiến sĩ hy sinh và chôn cất các liệt sĩ theo đội hình hàng dọc tại nơi các anh ngã xuống. Năm 1982, những ngôi mộ trên được quy tập đưa vào NTLS huyện Đức Huệ và trở thành mộ chưa biết tên, như hàng ngàn ngôi mộ khác ở nơi đây. Lúc ấy, những người khai quật không hề biết được rằng, người chiến sĩ duy nhất thoát chết trong trận phục kích nói trên tên là Thành đang giữ sơ đồ bảy ngôi mộ với tên tuổi đầy đủ.
Tìm mộ người thân
Vào giữa năm 1973, cụ Nguyễn Đăng Xuân (xã Hương Phúc, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) nhận được giấy báo tử người con trai cả tên Nguyễn Đăng Khoa (SN 1950) đi chiến đấu miền Nam từ tháng 12.1969. Sau ngày giải phóng, theo thông tin rất chung ghi trên giấy báo tử: "Hy sinh ở chiến trường miền Nam", cụ Xuân đã nhiều lần vào Quảng Trị và các tỉnh miền Trung tìm "cầu may" mộ con ở khắp các NTLS lớn nhỏ, kể cả NTLS Quốc gia Trường Sơn. Trong khi đó, người con kế của cụ Xuân - anh Nguyễn Sĩ Hồ - giáo viên Trường THPT Tân Bình, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương - thì tìm mộ anh ở các tỉnh phía nam.
Mọi nỗ lực suốt mấy chục năm của cụ Xuân và anh Hồ đều không kết quả. Một lần về Hà Tĩnh thăm cha, anh Hồ tình cờ tìm thấy giấy khen anh Khoa đã gửi về nhà trước lúc vào
Từ Bình Dương, anh Hồ đã hàng chục lần đi xe gắn máy vượt quãng đường cả trăm cây số đến Long An, Đức Huệ, Mỹ Thạnh Tây. Cuối cùng, vào năm 2008 anh cũng đã xác định được bảy ngôi mộ ấy đang nằm trong NTLS Đức Huệ với mã số từ một tới bảy trong khu mộ liệt sĩ chưa biết tên. Sơ đồ mà anh Hồ tìm thấy ở Trung đoàn 271 do người chiến sĩ thoát chết tên Thành (nay cũng đã mất) trong trận phục kích ở Mỹ Thạnh Tây vẽ lại, trong ấy có ghi tên từng liệt sĩ theo thứ tự từ ngoài đường vào. Còn số thứ tự của bảy ngôi mộ trong NTLS Đức Huệ được đánh ngẫu nhiên, vì vậy không thể phân định được danh tính từng ngôi mộ.
Đứng trước dãy bảy ngôi mộ trong NTLS Đức Huệ, thầy giáo Nguyễn Sĩ Hồ day dứt tự hỏi liệu có cách gì phân định tên tuổi từng người. Trong khi cụ Nguyễn Đăng Xuân cha anh (đã ngoài 80 tuổi) ở Hà Tĩnh cứ điện đòi vào thăm mộ con một lần rồi có chết cũng mãn nguyện. Câu chuyện trên cứ trôi qua theo thời gian, cho đến một ngày anh Hồ đã đọc thấy mục "Kết nối thông tin tìm, báo mộ LS" trên báo Lao Động. Để rồi tình cảm thiêng liêng dành cho các LS, trách nhiệm đối với quá khứ hào hùng, ý thức xoa dịu nỗi đau xã hội của những đơn vị, cá nhân... đã đưa đến một kết cục tuyệt vời: Trả lại đúng tên cho các anh!
Hoa mua trắng trong nghĩa trang
Không biết ngẫu nhiên hay có chủ ý mà hoa mua trắng - một loại hoa dại mọc ở vùng biên giới Đức Huệ - được trồng nhiều trong NTLS huyện. Trong số hơn 2.000 mộ LS ở đây, có hơn 2/3 là liệt sĩ chưa biết tên. Đi qua các dãy mộ có tên tuổi, tôi bỗng nhận ra các anh đều hy sinh khi còn quá trẻ, hầu hết trên dưới tuổi hai mươi. Có thể khi "ra đi theo tiếng gọi của non sông" các anh đều mới rời khỏi ghế nhà trường và ít có người lập gia đình. Bảy LS được nhắc ở trên cũng đều hy sinh ở tuổi ngoài hai mươi, mới có vài người lập gia đình vội vã trước khi "quăng mình vào gió bão". Cao tuổi nhất trong các anh là LS Trần Gia Long (SN 1944) quê quán Yên Lạc - Vĩnh Phú. Anh Long nhập ngũ năm 1963, đến cuối 1966 thì có lệnh "vượt Trường Sơn".
Trước lúc lên đường hai ngày, gia đình cưới vợ vội vàng cho anh. Cho tới lúc hy sinh, anh không một lần gặp lại người vợ trẻ. Người em ruột Trần Gia Năm và hai cháu của LS Long đã vượt hàng ngàn cây số vào với người thân. Anh Năm cho biết, LS Trần Gia Long còn có hai người em (Trần Văn Mạch và Trần Văn Dược) cũng đều hy sinh ở chiến trường miền Nam. Tất cả đều không tìm được mộ. Vào năm 2001, Mẹ VNAH Bạch Thị Hảo (mẹ của các anh) đã đi theo ông bà khi niềm ao ước cuối đời (tìm được mộ một đứa thôi cũng được) không thành. Phải chi mẹ còn sống đến hôm nay!
LS Bùi Tiến Dũng, SN 1950, quê quán Thanh Chương, Nghệ An - cũng đi chiến đấu để lại ở quê nhà người vợ mới cưới... hai mươi ngày. Người góa phụ ấy đã ở vậy chờ chồng và thờ chồng suốt 20 năm, trước khi đi tìm hạnh phúc mới. Trong số bảy anh đang nằm tại NTLS Đức Huệ có LS Hà Duy Hưng (SN 1953, quê quán Can Lộc - Hà Tĩnh) tòng quân vào Nam khi chưa tròn mười tám tuổi, anh cũng là người trẻ nhất. Người em ruột Hà Duy Thông đến từ Can Lộc cho biết, đến bây giờ gia đình vẫn còn giữ những trang vở trắng tinh viết dở dang của người học trò "gác bút nghiên lên đường chiến đấu".
Xin các anh một... chiếc răng
Theo hướng dẫn của Viện Công nghệ Sinh học (đơn vị đồng hành với Báo Lao Động trong chương trình "Trả lại tên cho các LS" và cũng là đơn vị chịu trách nhiệm giám định gene), đội khai quật đã tìm lấy trong từng bộ hài cốt một chiếc răng. Sau khi ghi mã số, đánh dấu cẩn thận, các mẫu răng được chuyển ra Hà Nội để giám định gene, đối chiếu với mẫu gene của người thân trong gia đình, sẽ xác định tên tuổi các anh. Cứ sau mỗi lần khai quật bộ hài cốt, anh Nguyễn Sĩ Hồ lại khấn vái: "Xin các anh một chiếc răng". Sáu bộ hài cốt đầu đã không khó để tìm thấy răng, nhưng đến LS cuối cùng thì không tìm thấy răng, đội khai quật phải "xin" một mẫu xương chi.
Gia đình LS Nguyễn Đăng Khoa có mặt khá đầy đủ (hơn mười người) trong ngày khai quật. Anh Nguyễn Sĩ Hồ cho biết, anh thông báo với tất cả người thân sống khắp cả nước, nên thu xếp vào chứng kiến sự kiện vui này. Riêng đối với cụ Nguyễn Đăng Xuân, anh Hồ đã lên kế hoạch: Vì cụ đã yếu, khi nào có kết quả chính thức, gia đình sẽ đón cụ vào Long An tận mắt nhìn ngôi mộ con trai gắn tấm bia có tên Nguyễn Đăng Khoa. Còn việc xin rước các anh về quê, anh Hồ cho biết gia đình chưa tính tới. Trở về quê hương, nơi các anh sinh ra và trải qua tuổi thơ êm đẹp, hay nằm lại nơi các anh đã chiến đấu kiên cường và ngã xuống anh dũng, đều xứng đáng như nhau. Điệu ví dặm sông Lam hay câu hò mái dài Đồng Tháp Mười đều ngọt ngào ru các anh an giấc sau khi đã hiến dâng cả tuổi xuân cho đất nước trường tồn.
Nhân dịp ngày Thương binh Liệt sĩ 27.7 năm rồi, tôi quay trở lại thăm NTLS huyện Đức Huệ, đã thấy trên mộ bia các LS có đầy đủ tên tuổi, quê hương các anh. Tôi cũng gặp lại thầy giáo Nguyễn Sĩ Hồ, anh trao tặng tôi bài thơ do một thầy giáo là bạn của anh viết tặng trong lần đi tìm mộ ngày trước:
Mộ anh đó không ghi tên ghi tuổi
Chỉ giản đơn những con số đau lòng
Từ anh đi Cha Mẹ mãi chờ mong
Hoà bình đến mà tin con bằn bặt
Đất nước tôi ơi, tan rồi bóng giặc
Mà còn đây những liệt sĩ không tên
Chiều nghĩa trang mây bịn rịn bồng bềnh
Hoa mua trắng chít khăn sô thương tiếc
Hồn sông núi mang tình anh bất diệt
Những người con dâng trọn cả cuộc đời
Trái tim son dòng máu Việt
Anh đã chết cho chúng tôi được sống!
Nghĩa trang chiều gió ru lòng
Hoa mua trắng nhớ người không quay về
Nguyễn Phấn Đấu
Theo Tc VNLA 06/13
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập : 19
•Máy chủ tìm kiếm : 1
•Khách viếng thăm : 18
Hôm nay : 2465
Tháng hiện tại : 74727
Tổng lượt truy cập : 10819950