Là một hội viên chi hội Văn nghệ Dân gian, anh đã có nhiều nghiên cứu, sưu tầm và viết nhiều tác phẩm có giá trị: Địa danh vùng Đồng Tháp Mười, Truyền thuyết Chùa Nổi (Cổ Sơn Tự) Vĩnh Hưng, Truyền thuyết Chùa Núi (Linh Sơn Tự), Cần Giuộc, Lệ làm chay ở Tầm Vu (Châu Thành), Giá trị văn hóa phi vật thể trong các di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu ở tỉnh Long An, Đờn ca tài tử Nam Bộ ở Long An, Lễ hội vía Bà Ngũ Hành ở Long Thượng (Cần Giuộc), Tục cúng việc lề ở Long An, Ẩm thực Đồng Tháp Mười…; nhiều tác phẩm đã được in: Giới thiệu ấn Quan phòng ở Bảo tàng Long An, Tạp chí Hán Nôm số 2 (51)/2002; Sự dung hợp văn hóa trong lễ vía Bà Ngũ Hành ở Long Thượng (Cần Giuộc, Long An), Tạp chí Nguồn Sáng Dân Gian số 4/2010, Lễ hội dân gian – tiềm năng du lịch văn hóa ở Long An, Tạp chí Nguồn Sáng Dân Gian số 3/2012; Nam Bộ Đất và Người tập II (2004), NXB Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh (viết chung); Nam Bộ Đất và Người tập VIII (2012), NXB Đại học Quốc gia (viết chung); Nam Bộ Đất và Người tập IX (2013), NXB Đại học Quốc gia (viết chung).
Với vai trò cán bộ quản lý, đồng thời trực tiếp nghiên cứu, sưu tầm văn nghệ dân gian, anh phải vừa làm, vừa học. Điều này đòi hỏi phải đầu tư nhiều thời gian, công sức cùng với sự đam mê và với vốn tri thức được đào tạo ấy đã hỗ trợ anh rất nhiều trong quá trình nghiên cứu văn nghệ dân gian. Đối với anh, tâm huyết nhất trong thời gian nghiên cứu, sưu tầm văn nghệ dân gian là “Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ ở Long An”, bởi lẽ, đề tài này mang nhiều ý nghĩa rất sâu sắc. Anh cho rằng về lịch sử, đờn ca tài tử là tiếng lòng của các bậc tiền nhân trên bước đường mở đất, dựng nghiệp ở phương Nam; về văn hóa, đờn ca tài tử có giá trị nghệ thuật độc đáo, ngẫu hứng và thích ứng trong mọi không gian văn hóa và diễn tấu, với sức sống mãnh liệt đã và đang phát triển ở Long An và Nam bộ được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể (27/12/2012), được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (15/12/2013). Từ đó, đờn ca tài tử không chỉ là di sản của nhân dân Việt Nam mà là của toàn thế giới, được thế giới bảo hộ và gìn giữ tạo cho mọi người thêm tự hào về một bộ môn nghệ thuật truyền thống và Long An vinh dự là một trong những cái nôi của nghệ thuật đờn ca tài tử mà dân gian đã có thời ca ngợi rằng: “Nhứt Bạc Liêu, nhì Cần Đước”.
Năm 2005, anh đã vinh dự đạt Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Nguyễn Thông lần thứ II, và năm 2012 nhận Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Văn nghệ dân gian Việt Nam.
Anh nghĩ việc nghiên cứu văn hóa dân gian ứng dụng là xu hướng mới của thế giới nên trong thời gian tới, người đàn ông tuổi Ngọ này vẫn sẽ cùng đồng nghiệp tiếp tục hoàn thành các đề tài đang triển khai trong lĩnh vực nghiên cứu văn hóa phi vật thể của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đồng thời đề xuất những dự án nghiên cứu về môi trường, định hướng bảo tồn và phát huy giá trị di sản nghệ thuật Đờn ca tài tử ở Long An, vận dụng các thành tựu nghiên cứu văn hoá dân gian ứng dụng trong công tác quản lý lễ hội, quảng bá du lịch văn hóa, bảo vệ môi trường, tăng cường giáo dục của tỉnh nhà.
Trúc Bạch
Theo TC VNLA 10/2014
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập : 36
•Máy chủ tìm kiếm : 2
•Khách viếng thăm : 34
Hôm nay : 1368
Tháng hiện tại : 14642
Tổng lượt truy cập : 10759865