Thứ bảy 21/09/2024

NỘI DUNG CHÍNH

Long An: Phấn đấu xứng danh “Trung dũng, kiên cường” qua gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới

NGUYỄN THANH HẢI - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Long An

Vùng đất Long An - nơi hội tụ những giá trị tinh thần cao quý, trung dũng, kiên cường trong chiến đấu, tự lực, tự cường trong lao động, sản xuất và đi đầu trong đổi mới. Phát huy truyền thống ấy, gần 40 năm thực hiện đổi mới, Long An tiếp tục minh chứng một bản lĩnh kiên định, dám nghĩ, dám làm khi vượt qua muôn vàn khó khăn, thách thức, vươn lên vị trí dẫn đầu vùng đồng bằng sông Cửu Long, phát triển năng động trong khu vực phía Nam và cả nước. Thành tựu đó còn là sự khơi nguồn sáng tạo, tư duy đột phá, vun đắp khát vọng phát triển của Đảng bộ và nhân dân tỉnh nhà trong xu thế hội nhập hiện nay.

Tỉnh Long An vinh dự đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh.

Tỉnh Long An vinh dự đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh.

Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ vừa kết thúc thắng lợi, đất nước hòa bình thống nhất chưa được bao lâu thì rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội một cách trầm trọng, đồng thời phải đối phó với cuộc chiến tranh biên giới ở cả hai đầu đất nước. Lúc ta gặp khó khăn, các thế lực thù địch không ngừng dùng mọi thủ đoạn chính trị, quân sự để chống phá và gây rối, làm cho tình hình càng thêm phức tạp. Cùng với tình trạng khó khăn chung của cả nước, Long An phải đối mặt với cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam tàn khóc và hứng chịu trận lũ lụt lớn nhất trong lịch sử; hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật kém phát triển, lạc hậu; nạn thiếu lương thực và khan hiếm hàng tiêu dùng thiết yếu xảy ra khá phổ biến, tệ nạn xã hội tăng. Đáng lo ngại nhất là công tác tư tưởng ngay trong chính nội bộ Đảng có nhiều diễn biến xấu, phức tạp, làm giảm sút lòng tin của nhân dân. Chính vì vậy mà công tác đảng viên và kiện toàn tổ chức đảng đã trở thành nhiệm vụ hết sức quan trọng và có tính chất quyết định thắng lợi đối với Đảng bộ tỉnh trong quá trình lãnh đạo địa phương phát triển kinh tế theo đường lối đổi mới. Tính đến trước đại hội V Đảng bộ tỉnh (tháng 11/1991), toàn tỉnh có gần 540 tổ chức cơ sở đảng với khoảng 13.000 đảng viên. Các tổ chức cơ sở Đảng luôn được củng cố, nhất là qua các đợt vận động chính trị lớn và qua những lần tổ chức Đại hội, đã góp phần quan trọng trong việc đề ra, triển khai và tổ chức thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng ở địa phương, đơn vị mình.
Tiếp theo sau đó, ngày 27/6/1980, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết “thử nghiệm” việc mua bán hàng hóa theo giá thỏa thuận trong phạm vi toàn tỉnh - Đây được xem là nghị quyết lịch sử đánh dấu cho bước khởi đầu đổi mới của tỉnh. Bắt đầu từ chủ trương của Nghị quyết, nền kinh tế, sản xuất của tỉnh có sự phục hồi, tăng trưởng rõ rệt, đời sống nhân dân được ổn định và có chiều hướng dần dần cải thiện. Việc huy động nguồn hàng vào tay Nhà nước tăng lên khá nhiều; nhờ đó, tỉnh đã thực hiện vượt mức nghĩa vụ đóng góp với Trung ương về lương thực, nông sản, thực phẩm và công nghệ phẩm. Thực tiễn đã chứng tỏ chủ trương cải tiến phân phối lưu thông (giá - lương - tiền) của Đảng bộ tỉnh là đúng đắn, hợp với yêu cầu thực tế, với quy luật kinh tế khách quan, được các tầng lớp nhân dân đồng tình, ủng hộ. Từ một tỉnh nông nghiệp nghèo, sản xuất lương thực không đủ đáp ứng nhu cầu địa phương, Long An đã vươn lên và đi đầu trong cải cách kinh tế.
Trên nền tảng đó, năm 1986, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VI được xác định là Đại hội đổi mới toàn diện, từ suy nghĩ đến cách làm nhằm khai thác mọi tiềm năng, mọi vốn liếng có được để phát triển sản xuất, ổn định và cải thiện đời sống, tích cực xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Và một chủ trương vô cùng táo bạo trong giai đoạn này là khai phá tiềm năng Đồng Tháp Mười - vùng đất phèn được mệnh danh “là vùng đất chết, không thể cải tạo, không thể trồng lúa”. Với truyền thống “Trung dũng, kiên cường”, đoàn kết, dốc sức triển khai nhiệm vụ mới của toàn Đảng, toàn dân, “kỳ tích” đã xuất hiện, Đồng Tháp Mười vươn mình mạnh mẽ và trở thành một trong những vựa lúa lớn của cả nước. Mặt khác, từ chủ trương này, tỉnh đã tiếp nhận hơn 51.000 nhân khẩu từ các nơi trong và ngoài tỉnh đến sản xuất, định cư, lập nghiệp, thành lập thêm 18 xã và 01 huyện mới. Thành tích này góp phần nâng cao đời sống nhân dân vùng căn cứ địa cách mạng, đồng thời điều chỉnh mật độ dân cư của các huyện vùng hạ. Ngoài ra, việc khai thác và phân bố lại dân cư trên địa bàn Đồng Tháp Mười còn mang ý nghĩa quốc phòng to lớn, tạo ra được thế trận quốc phòng, an ninh nhân dân trên tuyến biên giới Tây Nam của Tổ quốc.
Vào tháng 1/2001, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VII được triệu tập giữa lúc toàn tỉnh đang ra sức khắc phục hậu quả nặng nề của cơn lũ năm 2000, cơn lũ lớn nhất trong thế kỷ XX ở Long An, gây thiệt hại rất nghiêm trọng về tính mạng, tài sản của nhân dân. Trước tình hình khó khăn đó, Đại hội xác định nhiệm vụ là phải phân tích, đánh giá sát đúng tình hình trên tất cả các lĩnh vực của tỉnh trong nhiệm kỳ VI, tìm ra nguyên nhân của những việc làm được và những tồn tại, khuyết điểm, rút ra những kinh nghiệm cho Đảng bộ, cho việc lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành nhiệm kì tới. Và từ Đại hội này, lần đầu tiên Đảng bộ tỉnh đã đề ra 04 chương trình trọng điểm về kinh tế - xã hội, đó là: Chương trình dân sinh vùng lũ; huy động các nguồn lực đầu tư phát triển vùng kinh tế trọng điểm; giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo; đào tạo, phát huy nguồn nhân lực. Đây là những chính sách mang tính đột phá, thể hiện tư duy năng động, sáng tạo của Đảng bộ tỉnh Long An.
Các kì Đại hội VIII, IX và X, Đảng bộ tỉnh tiếp tục đề ra những chủ trương đúng đắn trên cơ sở kế thừa và phát huy hiệu quả những thành tựu đạt được trước đó. Riêng kỳ Đại hội XI, Đảng bộ tỉnh xác định mục tiêu đến năm 2025, giữ vững vị trí dẫn đầu vùng đồng bằng sông Cửu Long, phấn đấu đến năm 2030 trở thành tỉnh phát triển khá trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tuy nhiên, những tháng đầu năm 2021, vào thời điểm toàn tỉnh đang khẩn trương đưa nghị quyết sớm đi vào cuộc sống thì dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4, Long An trở thành tâm dịch lớn của cả nước, mọi mặt đời sống người dân bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Có thể nói, đây là giai đoạn cực kỳ khó khăn, chưa có tiền lệ, một cuộc chiến cân não, cam go, quyết liệt. Song, sự bền gan, vững chí đã tiếp tục tạo nên sức mạnh to lớn để Long An giành thế chủ động, tiến công và sớm kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh.
Dù vậy, giai đoạn phục hồi, phát triển sau đại dịch của năm 2022 và 2023 lại không hề dễ dàng bởi tình hình thế giới căng thẳng; bởi nguy cơ “dịch chồng dịch”; bởi các vấn đề khó khăn về hoạt động sản xuất, kinh doanh, an sinh xã hội, lao động, giảm nghèo… Nhưng chính trong hoàn cảnh lửa thử vàng, gian nan thử sức”, với tầm cao mới trong nhận thức, đổi mới tư duy và hành động, hàng loạt các giải pháp được tiến hành quyết liệt trên tất cả các lĩnh vực. Để kết quả sau nửa nhiệm kỳ Đại hội XI Đảng bộ tỉnh đạt được là vô cùng khả quan khi tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức khá, thu nhập bình quân đầu người trên 95 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,97% và thu ngân sách nhà nước tiếp tục đạt trên 20.000 tỷ đồng. Qua đó, Long An đã khẳng định được tiềm lực, vị thế dẫn đầu của mình trong vùng đồng bằng sông Cửu Long và trở thành điểm sáng” trong thu hút đầu tư cũng như phát triển kinh tế của cả nước.
Từ thực tiễn sôi động, phong phú và phức tạp qua gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, mặc dù không tránh khỏi những sai sót, vấp váp, hạn chế, tồn tại nhưng có thể khẳng định rằng, những thành tựu quan trọng đạt được đã làm rạng ngời thêm trang sử hào hùng của vùng đất đầy tự hào với danh hiệu “Trung dũng, kiên cường, toàn dân đánh giặc”; đồng thời, xứng đáng hơn, vinh dự hơn với phần thưởng cao quý Huân chương Hồ Chí Minh được Đảng và Nhà nước trao tặng vào tháng 4/2023 vừa qua.
Bước đi trên con đường đầy khó khăn, thách thức, đặt trên vai những trọng trách lớn lao càng làm rạng ngời hơn khí phách, bản lĩnh, trí tuệ của người dân Long An trung dũng, kiên cường. Để hôm nay, khi bước vào mùa xuân 2024, tỉnh nhà đã khác hơn về mọi mặt, khẳng định một tầm vóc mới, vị thế mới, diện mạo mới trong khu vực và cả nước. Chính vì lẽ đó, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Long An phải có tư duy mới, đột phá mới để tạo thêm giá trị mới. Đặc biệt, phải phát huy tính tự lực, tự cường, đi lên từ bàn tay, khối óc, từ đất đai, sông ngòi, bản sắc địa phương; phải sáng tạo, linh hoạt, “biến không thành có, biến khó thành dễ, biến cái không thể thành cái có thể”. Đồng thời, sẽ phải khẩn trương hơn nữa, quyết tâm hơn nữa, thể hiện nhiều hơn nữa khát vọng phát triển, sẵn sàng cống hiến để tỉnh nhà vươn xa, hội nhập và ngày càng giàu đẹp, thịnh vượng hơn./.

NGUYỄN THANH HẢI

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

THĂM DÒ Ý KIẾN

Đánh giá của bạn về Website này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Không có gì để nói

Rất xấu

THỐNG KÊ

Đang truy cậpĐang truy cập : 14


Hôm nayHôm nay : 1306

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 188616

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 10412702