Thứ bảy 14/12/2024

NỘI DUNG CHÍNH

Đoàn Văn nghệ sĩ Bến Tre đi thực tế sáng tác tại Long An

Trong 2 ngày 17 và 18 tháng 10 năm 2020, đoàn Văn nghệ sĩ tỉnh Bến Tre tổ chức chuyến đi thực tế sáng tác tại tỉnh Long An, do Nghệ nhân ưu tú Minh Lời, UV BTV Hội Văn học nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu, Phân hội trưởng Phân hội Sân khấu tỉnh Bến Tre làm trưởng đoàn. Lãnh đạo Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật tỉnh Long An đã đón tiếp và hướng dẫn đoàn có chuyến thực tế thật thành công và gắn kết.

Ảnh lưu niệm tại Vàm Nhựt Tảo

Ảnh lưu niệm tại Vàm Nhựt Tảo

Ngày thực tế đầu tiên đoàn Văn nghệ sĩ Bến Tre đã được đến tham quan Di tích chùa Tôn Thạnh ở huyện Cần Giuộc - Long An. Đến viếng chùa Tôn Thạnh, thăm lại một danh lam của đất Gia Định xưa, thắp nén nhang tưởng niệm trước bảo tháp của vị cao tăng Viên Ngộ và tưởng nhớ nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu ngày nào đã từng ở nơi đây dạy học, làm thơ, làm thuốc, viết nên những áng văn tuyệt tác: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc...




Rời chùa Tôn Thạnh, đoàn đến tham quan công viên tượng đài Nguyễn Thái Bình, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, người thanh niên yêu nước của quê hương Cần Giuộc.



Đoàn tiếp tục đến thăm quan khu di tích lịch sử Vàm Nhựt Tảo, đây là nơi giao giữa sông Vàm Cỏ Đông và sông Nhựt Tảo. Vàm Nhựt Tảo thuộc xã An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ. Vào ngày 10/12/1861, dưới sự chỉ huy của người anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, Vàm Nhựt Tảo đã dậy sóng căm hờn nhấn chìm tàu L’Esperance của thực dân Pháp. Đến đây mọi người ai cũng xúc động đến rơi nước mắt khi được nghe kể lại cuộc đời và tấm lòng yêu nước, sự chiến đấu mưu trí gan dạ của người anh hùng Nguyễn Trung Trực.






Ngày thứ 2, đoàn tiếp tục được hướng dẫn đến tham quan Cột mốc biên giới 211. Đây là 1 trong số 58 cột mốc trên tuyến biên giới dài dài 133 km đi qua 20 xã của 5 huyện biên giới Đức Huệ, Thạnh Hóa, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, tiếp giáp với tỉnh Svây-Riêng và 1 huyện của tỉnh Prây-Veng (Vương quốc Campuchia).




Sau đó đoàn đến tham quan thắng cảnh Núi Đất. Sở dĩ gọi là Núi Đất vì nó không phải là núi tự nhiên, mà do chính bàn tay con người đắp nên. Vào năm 1957 đến 1960, cùng với việc chấn chỉnh địa lý hành chính và xây dựng tỉnh lỵ Kiến Tường ở Mộc Hóa, chính quyền Ngô Đình Diệm đã cho đào đất xung quanh khu vực này đắp thành những ngọn giả sơn (núi giả) để làm thắng cảnh.



Kết thúc chuyến đi, mặc dù với khoảng thời gian ngắn ngủi nhưng để lại trong lòng văn nghệ sĩ Bến Tre nhiều ấn tượng đẹp, mỗi một điểm tham quan thực tế là nguồn cảm hứng sáng tạo. Chuyến đi còn là dịp để văn nghệ sĩ Bến Tre và Long An giao lưu học tập, tạo sự gắn kết trong hoạt động văn học nghệ thuật.

Đoàn Văn nghệ sĩ Bến Tre - Long An xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo địa phương huyện Cần Giuộc, UBND huyện Tân Trụ, Phòng Văn hóa -Thông tin và Truyền thanh thị xã Kiến Tường đã nhiệt tình hướng dẫn và tiếp đón nồng hậu để đoàn có chuyến thực tế thành công tốt đẹp./.

Hồng Quế

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

THĂM DÒ Ý KIẾN

Đánh giá của bạn về Website này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Không có gì để nói

Rất xấu

THỐNG KÊ

Đang truy cậpĐang truy cập : 21


Hôm nayHôm nay : 2701

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 74963

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 10820186