Thứ sáu 17/01/2025

NỘI DUNG CHÍNH

Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống địa phương qua nghệ thuật múa tại tỉnh Long An


          Dương Phát

          Việc giới thiệu giá trị văn hoá, lịch sử của dân tộc luôn là đề tài khó với các loại hình sân khấu, đặc biệt là nghệ thuật múa. Nhưng bằng sự dấn thân, trải nghiệm, hết mình cống hiến vì nghệ thuật, thời gian qua nhiều biên đạo múa đã dàn dựng thành công một số tác phẩm, được đón nhận tích cực.
          Long An – vùng đất cửa ngõ miền Tây Nam Bộ với đôi dòng sông Vàm Cỏ hiền hòa ẩn chứa bao trầm tích. Trong đó có nhiều lễ hội dân gian như lễ hội làm chay (Châu Thành), … các di tích khảo cổ như khu di tích văn hóa Óc eo Làng Bình Tả (Đức Hòa), chùa Nổi (Vĩnh Hưng), … hay các địa danh cách mạng như Ngã tư Đức Hòa (Đức Hòa), Khu di tích lịch sử cách mạng tỉnh (Đức Huệ), và các làng nghề, đặc sản địa phương nổi tiếng ... tất cả đã tạo nên nguồn chất liệu phong phú cho nghệ thuật múa tỉnh Long An phát triển, vừa lan tỏa văn hóa, vừa quảng bá du lịch địa phương. Ngoài việc mang đặc trưng văn hóa sinh hoạt, văn hóa lịch sử, nghệ thuật múa Long An còn có thể kết hợp với nét đẹp hiện đại, cảnh đẹp tự nhiên của quê hương. Và không phủ nhận trong xã hội hiện đại, việc kết hợp các giá trị văn hóa truyền thống có vai trò quan trọng đối với sự phát triển đa sắc màu của nghệ thuật múa tỉnh Long An.
          Tuy nhiên, dù khá đa dạng nhưng để gắn kết các giá trị văn hoá, lịch dân tộc đưa các điệu múa trở thành những tác phẩm đỉnh cao, được trình diễn trên các sân khấu lớn vẫn luôn là những “đề bài” khó cho các biên đạo múa. Bởi với mỗi tác phẩm, ngoài những đòi hỏi về chuyên môn, còn là sự dấn thân của các biên đạo múa trong việc tìm kiếm và kết hợp các chất liệu từ cuộc sống để đưa lên các sân khấu chuyên nghiệp. Không những vậy để dàn dựng một tác phẩm múa khá tốn kém, ngoài việc đầu tư cho công tác biên đạo còn cần sự tổng hợp của các bộ môn khác như âm nhạc, mỹ thuật, nhất là khi dựng vở đề tài lịch sử đòi hỏi sử dụng kỹ thuật hiện đại về âm thanh, ánh sáng và hình ảnh.
          Tác phẩm múa Huyền tích của Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Truyền thanh huyện Đức Hòa đã đạt giải A tại hội thi Hát Sử ca và Truyền thống cách mạng tỉnh Long An năm 2023 được biên đạo khai thác từ những bức phù điêu còn tồn tại với thời gian ở khu di tích khảo cổ Làng Bình Tả và dàn dựng thành một tác phẩm sống động mang đậm nét văn hóa Óc Eo - Phù Nam.
        Vừa qua, các thành viên của Chi hội Múa tỉnh Long An đã góp mặt tham gia Hội thi Tuyên truyền lưu động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) tại các tỉnh thuộc miền Tây Bắc của đất nước và bế mạc tại tỉnh Điện Biên. Với tinh thần giao lưu, học hỏi và tập trung cao, các thành viên Chi hội Múa cũng như tập thể Đội tuyên truyền lưu động tỉnh Long An đã "cháy" hết mình, góp phần quảng bá hình ảnh đất và người Long An, gặt hái được nhiều thành công và đem nghệ thuật múa Long An tỏa sáng trên miền Tây Bắc đại ngàn, núi non hùng vĩ.
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

THĂM DÒ Ý KIẾN

Đánh giá của bạn về Website này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Không có gì để nói

Rất xấu

THỐNG KÊ

Đang truy cậpĐang truy cập : 10


Hôm nayHôm nay : 3652

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 130103

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 11035299