Chủ nhật 10/11/2024

NỘI DUNG CHÍNH

GÓC HỌC TẬP CHO DIỆN TÍCH NHỎ

Năm học mới 2013-2014 đã bắt đầu. Sau những ngày làm quen, khởi động, đến nay bộ máy học tập hầu hết đã chạy đều. Để việc học của con em chúng ta được tốt, không chỉ có ngày hai buổi đến trường, việc học ở nhà cũng rất quan trọng. Do đó, bố trí cho học sinh một góc học tập đẹp là một nhu cầu rất cần thiết.

Những nhà có diện tích lớn, thì việc bố trí một góc học tập không mất nhiều thời gian, công sức để suy nghĩ, tính toán; tuy nhiên, đối với những nhà có diện tích nhỏ, thì việc bố trí một góc học tập đôi khi là cả một vấn đề nan giải, vì phải tính toán thế nào cho có một không gian hợp lý để được ít nhất một cái bàn học, một giá sách, mà không chiếm nhiều diện tích vốn chật hẹp của căn nhà. Thật ra, chỉ cần có một chút tính toán và sắp xếp thì có khá nhiều giải pháp cho góc học tập bé nhỏ nhưng vẫn đầy đủ cho con em mình. Sau đây là một vài trường hợp:

Nếu nhà có phòng ngủ cho con, thì có thể kết hợp góc học tập phía dưới với giường ngủ trên cao rất thuận lợi và tiết kiệm tối đa diện tích.

                

Nếu nhà có những góc tường với bề ngang chỉ từ 1 đến 2 mét, những giải pháp bố trí bàn học liền với giá sách là giải pháp tối ưu. Hoặc bàn học kết hợp với giá sách trên tường, trong trường hợp này nên nghiên cứu kiểu dáng giá sách có hình dáng phù hợp với lứa tuổi để tạo tính hấp dẫn cho các cháu hứng thú học tập. Nếu có trang bị máy vi tính, thì bàn học cần có diện tích rộng hơn. Khi sử dụng góc tường làm góc học tập thì bàn và giá sách nên nghiên cứu kiểu dáng và kích thước để đóng cho phù hợp. Nếu không có điều kiện đóng theo ý thích, thì cần đo đạc kích thước cụ thể để chọn mua cho khớp với diện tích của mình.

           

 

              

 

Đặc biệt, có một vị trí mà ít ai nghĩ đến, đó là dưới cầu thang. Chúng ta cũng có thể tận dụng dưới cầu thang để tạo một góc học tập nho nhỏ rất dễ thương nhưng vẫn đầy đủ các tiện nghi cần thiết cho việc học.

Tóm lại, điều quan trọng là cha mẹ thấy được nhu cầu cần phải có một góc học tập cho con mình. Khi đã thấy nhu cầu, thì dù nhà có diện tích nhỏ vẫn có thể nghiên cứu bố trí một góc học tập tốt. Tuy nhiên, có hai vấn đề quan trọng cần lưu ý:

Thứ nhất là ánh sáng: Nếu nhà có cửa sổ thì nên bố trí chỗ ngồi học thế nào cho ánh sáng tự nhiên chiếu từ bên trái vào, vì nếu ánh sáng chiếu từ bên phải vào thì sẽ che bóng của tay khi viết. Nếu không có cửa sổ hay cửa sổ nghịch chiều thì phải bố trí thêm đèn bàn đúng hướng chiếu từ trái sang.

Thứ hai là màu sắc: Bàn học, ghế ngồi, giá sách và mảng tường ở góc học tập, nên chú ý đến màu sắc phù hợp với lứa tuổi và giới tính. Không nên chọn quá nhiều màu và lòe loẹt, thường nên chọn 1 hoặc 2 màu thì tốt hơn. Tuổi mẫu giáo và cấp 1 nên chọn màu nóng và tươi như vàng, đỏ, tím… Tuổi cấp 2 và cấp 3 nên chọn màu sáng và nhu, không nên chọn màu chói như học sinh cấp 1, cũng không được chọn màu tối vì dễ gây buồn ngủ. Thường các em nữ cấp 2 trở lên thường có ý thích một màu nào đó, cha mẹ nên hỏi ý kiến con mình khi trang trí để tạo hứng thú khi các cháu ngồi vào góc học tập của mình. Trường hợp có cháu thích màu “độc” như màu đen, màu đỏ chói… thì sao? Trong những trường hợp này, cha mẹ nên nhờ các nhà chuyên môn tư vấn để phối màu các em thích với màu khác cho hài hòa.

Ước mong năm học mới, mỗi gia đình đều có được một góc học tập phù hợp cho con em mình.

 

KTS NGUYỄN ĐÌNH PHƯỚC

Theo TC VNLA 10/2013

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

THĂM DÒ Ý KIẾN

Đánh giá của bạn về Website này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Không có gì để nói

Rất xấu

THỐNG KÊ

Đang truy cậpĐang truy cập : 24

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 23


Hôm nayHôm nay : 2027

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 46860

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 10659316