Ngày nay, ngoài hai cách hiểu vừa kể, cũng có nhiều cách hiểu mang ý nghĩa khác về Đánh phá quàn: Tang gia muốn làm đủ lễ, đủ trò để gọi là báo hiếu cha mẹ lúc lâm chung, người sống cũng cảm thấy thỏa mãn, nhẹ nhàng. Hoặc tổ chức biểu diễn nghệ thuật để thu hút những người xung quanh đến cho “ấm đám”. Cũng có người muốn nhân đám tang của cha mẹ phải tổ chức cho thật rình rang, “oành tráng”để gọi là “áo hiếu” nhưng kỳ thực là để khoe khoang!
Tuy nhiên, dủ hiểu như thế nào thì trong tang lễ ngày nay, khi cất đám, người đánh phá quàn cũng như người Nhưng quan (ngày nay gọi là đội trưởng đội mai táng) cũng phải thực hiện những nghi lễ cần thiết giống như nhân vật Văn Doan- Chàng Lía và đám la6ula ngày xưa:
- Nghi Thám quan (thăm quan tài): Trước hết người Nhưng quan vào trong xem xét quan tài lớn hay nhỏ, nặng nhẹ thế nào, có “xì” hay không, đường khiêng có thông thoáng không…để có ngay biện pháp xử lí. Nghi thám quan tương ứng với việc do thám trước của Viên đầu mục để nắm vững tình hình báo lại cho thủ lãnh.
- Nghi tĩnh túc (yên tĩnh, đầy đủ): Số người khiêng của đội mai táng phải đầy đủ và giữ yên lặng, trật tự, trang nghiêm. Có nhiều nơi, mỗi đội viên mái táng phải ngậm một cây nhang nhỏ, từ ngoài đi vào xá quan tài rồi cắm nhang vào lư hương để chuẩn bị bái quan. Việc làm này tượng trưng cho đám lâu la phải ngậm thẻ theo lệnh của thủ lãnh để giữ im lặng lúc bí mật di chuyển.
- Nghi bái quan (lạy quan tài): Trước khi báo quan, người Nhưng quan phải bịt khăn tang (chủ nhà để sẵn theo lệ), rót rượu, đốt cặp nến lớn và nhang rồi cùng anh em đội mai táng lạy quan tài theo kiểu “lạy lễ” bất luận người chết lớn hay nhỏ. Cũng xin mở dấu ngoặc nói thêm: Dân tộc ta có truyền thống kính trọng người quá vãng. Ta thường thấy đoàn xe đang đi công tác, gặp xe tang, họ liền nhường quyền ưu tiên, hoặc một quân nhân ở bất cứ cấp bậc nào trong quân đội, gặp đám tang họ liền đưa tay chào cho đến khi quan tài qua khỏi. Việc bịt khăn tang và lạy lễ của viên Nhưng quan và đội mai táng cũng theo truyền thống kính trọng người quá vãng, đồng thời cũng nhắc lại tích Văn Dopan để tang cho mẹ.
- Nghi Di quan (chuyển quan tài): Từ trong nhà ra sân, người Nhưng quan ngồi trên vai một đội viên để có một độ cao cần thiết dễ dàng quan sát, điều khiển cuộc chuyển cữu cho an toàn và tuyệt nhiên không được nói lớn tiếng, chỉ được ra hiệu lệnh bằng tay hoặc dùng cặp phách gõ nhịp điệu. Những động tác này giống như Văn Doan ngồi trên lưng ngựa và dùng cặp binh phù gõ nhịp ra hiệu cho lâu la chuyển cữu.
- Nghi Hồi chầu: Xưa nay, ở nông thôn cự ly mai táng không xa nên quan tài thường được khiêng bộ và có đem theo trống chầu trên đường đưa tang, mỗi lần đánh ba tiếng. Khi khiêng quan tài đến ngã ba đường phải dừng lại một chút, đánh một hồi trống chầu (hoặc đốt một dây pháo) rồi mới đi tiếp. Người ta tin rằng làm như vậy để vực hồn người chết theo quan tài, không đi lạc đường khác. Lệ này giống như viên đầu mục phục binh tại tam xa lộ, cho nổ pháo cối đánh đoạn hậu bọn binh lính phủ huyện…
Những động thái của người Nhưng quan và đội mái táng như trò Đánh phá quàn ngày nay trong nghi cất đám, nếu ta đem đối chiếu với việc “cướp quan tài” của Văn Doan- Chàng Lía ngày xưa thì những việc làm đó rõ ràng có sự gắn bó hữu cơ mật thiết giữa xưa và nay.
Trong cộng đồng cư dân Nam Bộ, tử miền Đông đến miền Tây có bốn dân tộc cộng cư (Việt, Hoa, Khme, Chăm) thì đã có đến bốn nền văn hóa khác nhau, pha trộn, hòa quyện nyhau trong nhiều thế kỷ, tạo nên một nền văn hóa rất đa dạng, phong phú. Do vậy mà mỗi vùng miền có vài nét phong tục tập quán khác nhau, trong đó văn hóa của người Việt luôn giữ vai trèo chủ đạo. Tục Đánh phá quàn trong đám tang mang ý nghĩa báo hiếu, giáo dục truyền thống “uống nước nhớ nguồn”. Nó cũng là một nghệ thuật diễn xướng dân gian trong tang lễ mang nét đặc thù của người Việt Nam Bộ mà cho đến nay trong dân gian còn tiếp tục giữ gìn, khác với tục “khóc mướn” của một vài dân tộc mai táng ngày nay được coi là những “quy chuẩn” cần thiết, đảm bảo sự nghiêm túc, kỹ lưỡng và an toàn cho lễ đưa tang.
Thiết nghĩ, một việc làm tốt được nhiều người mặc nhận, nối tiếp nhiều đời đã trở thành một lệ thục tốt như Đánh phá quàn và việc làm của đội mai táng nên được bảo lưu. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần gạn đục khơi trong, loại bỏ những hủ tục rườm rà, mê tín dị đoan, xa hoa lãng phí; gìn giữ va 2phat1 huy những gì được coi là thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập : 51
•Máy chủ tìm kiếm : 1
•Khách viếng thăm : 50
Hôm nay : 2873
Tháng hiện tại : 109014
Tổng lượt truy cập : 10333100