Trong nhiệm kỳ qua, Chi hộ Sân khấu đã thực hiện thành công một số nhiệm vụ chuyên ngành cụ thể như sau:
1. Về sáng tác:
a) Ca cổ:
Sáng tác ca cổ đang là thế mạnh của tỉnh ta. Nhiều bài ca cổ với nhiều góc nhìn khác nhau về mọi mặt của đời sống xã hội như: Viết về chủ đề “Đất và Người Long An trong công cuộc đổi mới”, về “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, về phòng chống các loại tội phạm, về xây dựng nếp sống văn minh gia đình văn hóa … tạo nên sự đa dạng phong phú cho riêng thể loại này. Và qua kiểm chứng thời gian, giá trị nghệ thuật của nó thêm được khẳng định bởi sức sống bền vững được người nghe nuôi dưỡng, đã làm nên tên tuổi cho những tác giả được đông đảo công chúng trong và ngoài tỉnh biết đến như: Nguyễn Minh Tuấn, Việt Sơn, Diệp Vàm Cỏ, Kha Tuấn, Lê Hồng Phương, Mộc Tùng, Phương Nhựt, Mai Thắm,Trường Hải, Bình Thư, Phan Thanh Vân, Nguyễn Phấn Đấu, Hữu Lộc, Lê Kiều, Hoàng Buôl, Bùi Thanh Bình … Trong đó có những tác giả đã đạt giải thưởng cấp tỉnh và khu vực như: Nguyễn Minh Tuấn, Việt Sơn, Diệp Vàm Cỏ, Nguyễn Phấn Đấu, Bình Thư, Bùi Thanh Bình, Lê Hồng Phương.
Phát huy ưu thế đó, trong những năm gần đây bộ phận sáng tác ca cổ đã tích cực tham gia mô hình xã hội hóa, trên lĩnh vực văn học nghệ thuật, chi hội đã cử nhiều nhóm tác giả thực hiện có hiệu quả các chương trình ca cổ riêng cho các huyện, thị xả, TP và các cơ quan ban ngành trong tỉnh như: Công An tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Trại giam Thạnh Hòa (Cục V26, Bộ Công an), Hội Liên hiệp Phụ nử tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh …
Để giữ vững thế mạnh này, hàng năm chi hội đều có tổ chức trại sáng tác ca cổ để tạo điều kiện cho các tác giả gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm với nhau, nhất là tự kiểm tra lại sức viết của mình. Sau đó, những bài ca của trại đã được chi hội đóng thành tập gởi xuống các huyện, TX, TP để phục vụ cho phong trào văn nghệ quần chúng của tỉnh.
b) Kịch ngắn và chặp cải lương:
Nhiều tác phẩm về tình làng nghĩa xóm, chống tiêu cực phê phán cái ác cái xấu, xây dựng con người mới xã hội mới … được phản ảnh khá đều đặn trong các cuộc liên quan, hội diễn văn nghệ quần chúng cấp huyện cũng như cấp tỉnh. Tuy nhiên, đây là thể loại khó, đòi hỏi phải có đầu tư dàn dựng khá tốn kém, trong khi kinh phí được cấp cho cả một chương trình văn nghệ của các đội văn nghệ quần chúng lại không nhiều nên những tác phẩm này được sử dụng còn ít là đều dễ hiểu. Để khắc phục tình trạng này, chi hội hiện đang trao đổi bàn bạc với Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện, TX, TP nhằm đổi mới phương thức mở trại với yêu cầu những tác phẩm viết ra phải được dàn dựng để phục vụ rộng rãi cho công chúng.
c) Kịch dài (bao gồm kịch nói và cải lương)
Chủ yếu dựa vào nguồn kinh phí đầu tư từ các trại sáng tác kịch bản sân khấu dành cho tác giả thuộc khu vực ĐBSCL của Hội Nghệ sĩ sân khấu hoặc từ kinh phí của Quỹ đầu tư sáng tác VHNT do Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam hỗ trợ, trong nhiệm kỳ 2010-2015 những tác phẩm dài hầu hết là kịch bản cải lương của các tác giả Long An đã góp phần quan trọng làm nên vỡ diễn cho Đoàn nghệ thuật Cải lương tỉnh nhà và cho cả màn ảnh nhỏ của Đài truyền hình TP.HCM đó là: “Người đánh rơi hạnh phúc” của Tác giả Kha Tuấn - Hửu Lộc (Đoàn CL Long An) năm 2014. Kịch bản “Kẻ bạc tình” của tác giả Huỳnh Thị Đằng - Kha Tuấn - Hửu Lộc, “Hồi xuân dược” của Diệp Vàm Cỏ, chỉnh lý Kha Tuấn - Hửu Lộc, cảnh cuối “Huyền thoại nàng thơm” của Kha Tuấn, “Phố An cư”, “Nghĩa sỷ Cần Giuộc” của tác giả Nguyễn Minh Tuấn - Đăng Minh. Riêng kịch bản “Trái tim và ánh lửa” của Nguyễn Minh Tuấn đạt giải B khu vực ĐBSCL.
d) Về việc sử dụng Quỹ đầu tư sáng tác VHNT do Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam hỗ trợ:
Được phân bổ kinh phí của Hội từ Quỹ đầu tư sáng tác VHNT do Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam hỗ trợ, BCH chi hội đã xem xét chọn đầu tư hàng năm khá đồng đều cho các tác giả sáng tác về ca cổ cũng như sáng tác kịch bản dài. Tuy nhiên, để thật sự có được những tác phẩm đạt giá trị nghệ thuật cao, được đông đảo công chúng tiếp nhận nuôi dưỡng từ nguồn kinh phí đầu tư này đang là nỗi trăn trở, tìm hướng đi mới để giải quyết thỏa đáng của chi hội sân khấu.
2. Về biểu diễn: Lực lượng hội viên biểu diễn của chi hội bao gồm diễn viên chuyên nghiệp và đờn ca tài tử.
a) Về diễn viên chuyên nghiệp:
Hầu hết đều tập trung ở 02 đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp của tỉnh, đó là: Đoàn NT Cải lương Long An và Đoàn Xiếc nhân dân Long An. Mặc dù, tình trạng khủng hoảng sân khấu còn diễn ra khá gay gắt nhưng anh chị em diễn viên vẫn luôn thắp sáng lòng yêu nghề, không ngừng rèn luyện học tập, ý thức được trách nhiệm vai trò của người nghệ sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hóa trong thời kỳ đổi mới đã nỗ lực cống hiến cao nhất tài năng của mình để phục vụ tốt cho công chúng. Nhờ vậy, Đoàn Xiếc nhân dân Long An vẫn duy trì hoạt động thường xuyên ở trong tỉnh cũng như tổ chức những chuyến lưu diễn dài ngày ở các tỉnh xa với mức doanh thu khá cao, bảo đảm ổn định đời sống diễn viên tạo được không khí phấn khởi chung cho toàn đoàn.
Bên cạnh đó, do khó khăn về doanh thu nên Đoàn NT Cải lương Long An chỉ chủ yếu phục vụ không bán vé cho các huyện vùng sâu vùng xa trong tỉnh là chính. Tuy vậy, Đoàn NT Cải lương Long An tham dự hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc NS Hồ Ngọc Trinh đạt HCV và 02 NS Vương Tuấn, Đoàn Dự đạt HCB, NS Hoàng Oanh lại tiếp tục đạt HCV Giải triển vọng Trần Hữu Trang tổ chức tại Bạc Liêu và NS Hồ Ngọc Trinh tham gia Hội thi tài năng trẻ sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc tại Cần Thơ đã xuất sắc giành được HCB. Về phía nhạc công của Đoàn có Minh Tú, Minh Đuộc, Như Nguyệt điều đạt HCB.
b) Về đờn ca tài tử:
Phong trào đờn ca tài tử ngày càng lớn mạnh có sức lan tỏa nhanh khắp nơi trong tỉnh ta. Điều đáng mừng là hạt nhân của phong trào này hầu hết là hội viên của Chi hội. Với tay nghề cao và uy tín của mình, các anh chị em đã đảm nhận các trọng trách “đầu đàn” như: Mở lớp dạy đờn ca tài tử (như Hồng Cúc, Tấn Khoa, Kim Thanh, Nguyễn Văn Chiểu, NSƯT Ánh Hồng).
Từ sự trưởng thành đó, bộ môn đờn ca tài tử và cải lương trực thuộc Chi hội do nghệ nhân Nguyễn Văn Chiểu làm Phân hội trưởng.
Riêng đối với lực lượng này, nhằm động viên tinh thần lao động sáng tạo của anh chị em nghệ sỹ, bằng kinh phí được cấp cho chi hội, hàng năm Chi hội có đề nghị Hội Liên hiệp VHNT tỉnh khen thưởng kịp thời cho các diễn viên.
- Đoàn nghệ thuật Cải lương: 03 hội viên.
- Đoàn Xiếc Long An: 03 hội viên.
- Phân hội Đờn ca tài tử và cải lương: 03 hội viên.
3. Về công tác hội viên và ái hữu:
a) Công tác hội viên:
Nhiệm kỳ qua do đời sống sân khấu có nhiều biến động mạnh, đã có đến 13 hội viên xin chuyển sinh hoạt Hội hoặc bỏ nghề đi mưu sinh ở địa phương khác chủ yếu vẫn là diễn viên ở 02 Đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp của tỉnh. Mặc dù vậy, đồng thời với sự chú trọng về chuyên môn, công tác hội viên cũng được quan tâm phát triển, có 23 hội viên được kết nạp trong nhiệm kỳ 2010-2015 đưa tổng số hội viên của Chi hội lên 98 hội viên, vẫn là chi hội có số hội viên đông nhất so với các chi hội bạn trực thuộc Hội. Chi hội cũng đã giới thiệu kết nạp thêm 04 hội viên vào Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, nâng tổng số hội viên Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam của tỉnh ta là 38 hội viên, trong đó có 05 Nghệ sỉ Ưu tú.
b) Công tác ái hữu:
Dù kinh phí được cấp hàng năm cho chi hội còn khiêm tốn lại chỉ hoạt động chuyên môn, nhưng nhiệm kỳ qua công tác ái hữu vẫn được chi hội hết sức coi trọng. Bảo đảm 100% đám tang người thân của hội viên, chi hội đều có cử người đến phúng điếu chia buồn. Mặt khác, những hội viên bị tai nạn hoặc ốm đau đều được chi hội thăm viếng tặng quà kịp thời động viên an ủi.
4) Về phong tặng danh hiệu và khen thưởng:
Nhiệm kỳ 2010-2015,có 05 hội viên thuộc phân hội đờn ca tài tử của chi hội được công nhận danh hiệu nghệ nhân dân gian đó là: NSƯT Ánh Hồng, NSƯT Đoàn Dự, Nhạc sỷ Tấn Khoa, NN Hồng Cúc, NN Kim Thanh và 02 tác giả được UBND tinh Long An tặng Giải thưởng VHNT Nguyễn Thông là NSƯT Hửu Lộc và Bình Thư. Trong mhiệm kỳ qua có 05 hội viên được tặng thưởng kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp VHNT Việt Nam” đó là: Trần Văn Út, Biện Hửu Hùng Dũng, Lê Hồng Phương, Huỳnh Cao Minh và Nguyễn Thái Thanh.
Những gì làm được như vừa nêu trên tuy chưa phải là nhiều nhưng đòi hỏi những nỗ lực phấn đấu cũng không phải là nhỏ. Nhân đây, thay mặt toàn thể hội viên, BCH Chi hội sân khấu chúng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Hội Liên hiệp VHNT tỉnh Long An và các ban ngành hữu quan trong và ngoài tỉnh đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chi hội sân khấu chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ được giao, góp phần xứng đáng vào việc nâng tầm phát triển nền văn học nghệ thuật của tỉnh nhà và cả nước vì mục đích chung: “Xây dựng một nền văn hóa văn học nghệ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
Phát huy những thành quả đạt được trong nhiệm kỳ qua và xuất phát từ những đòi hỏi khách quan nhằm đáp ứng có hiệu quả cho sự tồn tại và phát triển liên tục của ngành sân khấu tỉnh ta, Chi hội Sân khấu đề ra phương hướng hoạt động nhiệm kỳ 2015-2020 như sau:
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hội viên được học tập các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm nâng cao nhận thức vai trò của người nghệ sĩ trên mặt trận văn hóa văn nghệ.
- Thông qua các trại sáng tác sân khấu cấp khu vực và toàn quốc, tiếp tục đào tạo nâng cao tay nghề cho lực lượng tác giả, nhất là các tác giả trẻ để đủ sức làm ra những tác phẩm dài có giá trị nghệ thuật cao cho tỉnh nhà và cả nước, ít nhất phải có 06 kịch bản dài cho nhiệm kỳ tới.
- Tiếp tục duy trì hàng năm việc tổ chức các trại sáng tác về ca cổ, hoạc bài bản đờn ca tài tử để hàng năm phải có 01 tập ca cổ và khoảng 10 kịch và chặp để phục vụ cho phong trào....
Với tinh thần làm việc khẩn trương và trách nhiệm, đại hội đã bầu Ban chấp hành nhiệm kỳ 2015-2020 gồm 07 thành viên. Soạn giả Kha Tuấn làm Chi hội trưởng.
Soạn giả Lê Thanh Châu- Nguyên Phó Chủ tịch Hội LH VHNT Long An.
Ông Nguyễn Lành- Chủ tịch Hội LH VHNT tặng hoa chúc mừng Ban chấp hành nhiệm kỳ 2015-2020.
MT
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập : 39
Hôm nay : 2741
Tháng hiện tại : 108882
Tổng lượt truy cập : 10332968