Thứ sáu 29/03/2024

NỘI DUNG CHÍNH

Người "thổi hồn thơ" vào đờn ca tài tử

Màu tím hoa sim của tác giả Hữu Loan là một trong những bài thơ được phổ nhạc nhiều nhất. Giới mộ điệu ít nhiều từng được nghe các bài hát: Những đồi hoa sim (Dzũng Chinh), Màu tím hoa sim (Duy Khánh - Trọng Khương), Tím cả chiều hoang (Anh Bằng),... và bài vọng cổ Chiều tím (Diệp Vàm Cỏ). Nhưng bấy nhiêu thôi là chưa đủ, bởi Màu tím hoa sim còn được phổ theo một loại hình nghệ thuật truyền thống khác mà ít ai nghĩ tới, đó là đờn ca tài tử (ĐCTT), do soạn giả Diệp Vàm Cỏ thực hiện.
Soạn giả Diệp Vàm Cỏ từng viết hàng trăm tác phẩm, được nhiều nghệ sĩ thể hiện thành công nhưng viết bài ca tài tử phổ theo một bài thơ nổi tiếng thì là trải nghiệm hoàn toàn mới mẻ của soạn giả. Và ông đã thành công!

Soạn giả Diệp Vàm Cỏ từng viết hàng trăm tác phẩm, được nhiều nghệ sĩ thể hiện thành công nhưng viết bài ca tài tử phổ theo một bài thơ nổi tiếng thì là trải nghiệm hoàn toàn mới mẻ của soạn giả. Và ông đã thành công!

“Duyên nợ” cùng Màu tím hoa sim

Bài ĐCTT phổ từ bài thơ Màu tím hoa sim đầu tiên mà chúng tôi biết là Màu tím hoa sim điệu Phụng hoàng trên website nhaccuatui. Bài hát được hàng ngàn lượt nghe sau một thời gian đăng tải. Sau đó không lâu, các bản Màu tím hoa sim điệu Liên nam, Màu tím hoa sim điệu Văn thiên tường được đăng tải và thu hút không ít lượt nghe. Người viết những bài ĐCTT phổ thơ ấy chính là soạn giả Diệp Vàm Cỏ, người không hề xa lạ với giới mộ điệu ĐCTT, cải lương. Trong suốt quãng đời sáng tác của mình, soạn giả Diệp Vàm Cỏ viết hàng trăm tác phẩm, được nhiều nghệ sĩ thể hiện thành công nhưng đó là lần đầu tiên soạn giả viết bài bản ĐCTT phổ theo một bài thơ nổi tiếng. Không phải 1 mà là 4 bản ĐCTT cho bài thơ Màu tím hoa sim. 

Chia sẻ về quyết định đặc biệt của mình, soạn giả Diệp Vàm Cỏ bộc bạch: “Tôi mê bài thơ Màu tím hoa sim từ thời còn là học sinh cấp hai. Ước mơ phổ nhạc bài thơ ấy ấp ủ trong tôi từ rất lâu rồi! Năm 1989, tôi phổ vọng cổ cho bài thơ Màu tím hoa sim thành bài vọng cổ Chiều tím. Đến năm 2016, tôi lại quyết định phổ Màu tím hoa sim bằng nền nhạc những bài bản “ba Nam, sáu Bắc” của nhạc tài tử, cải lương với các bản Liên nam, Văn thiên tường - Xế xảng, Phụng hoàng và Xuân tình lớp một. Năm nay, tôi vừa mới hoàn thành việc phổ nhạc bolero cho bài Màu tím hoa sim và xem như đã tròn ước nguyện tuổi thanh xuân của mình!”. Vì một khát khao ấp ủ thời xuân trẻ, soạn giả Diệp Vàm Cỏ góp phần làm phong phú hơn bộ sưu tập các bài ca phổ từ bài thơ Màu tím hoa sim. Trong đó, đáng chú ý nhất có lẽ chính là 4 bản ĐCTT.

Nghệ nhân dân gian Hồng Cúc, người có thâm niên trong hoạt động ĐCTT, nhận xét: “Nói ở Long An, có lẽ đây là lần đầu tiên tôi gặp bản ĐCTT được phổ từ thơ. Tôi nghĩ, đó là một cách mới, hay để ĐCTT được phổ biến rộng và dễ đi vào lòng người hơn. Ít nhiều người nghe từng biết đến những bài thơ nổi tiếng như Màu tím hoa sim, nên bài bản tài tử phổ từ thơ sẽ trở nên tình cảm và dễ tiếp nhận hơn”. Ai cũng biết, ĐCTT tuy là bộ môn nghệ thuật của giới bình dân nhưng lại có xuất thân từ cung đình Huế nên tính nghiêm ngặt được thể hiện rất rõ ràng trong cách gieo vần, điệu từng bài bản. Mỗi lời ca của bài bản tài tử phải tuân thủ nghiêm ngặt theo chữ đờn nên mạch cảm xúc dễ bị đứt đoạn, lời ca thiếu sự mượt mà, bay bổng, còn bị hạn chế về nội dung chủ đề. Ngoài ra, dù khó viết nhưng hiệu quả bài ĐCTT mang về cho soạn giả lại không nhiều, nên ít soạn giả chuyên sáng tác ĐCTT.

“Làn gió mới” cho bài ca tài tử

Đó là động lực để soạn giả Diệp Vàm Cỏ thử sức mình, “thổi một làn gió mới” vào lĩnh vực sáng tác bài ca ĐCTT. Soạn giả Diệp Vàm Cỏ chia sẻ: “Những bài thơ hay đa số đều đã được phổ nhạc. Bản vọng cổ cũng có khả năng phổ thơ rất tốt. Còn riêng với bài bản tài tử thì cho đến bây giờ, tôi vẫn chưa thấy có một bài ca tài tử nào được phổ từ những bài thơ nổi tiếng. Lẽ nào ĐCTT không phổ thơ được? Tôi tự mình tìm câu trả lời với Màu tím hoa sim. Khi bắt đầu, tôi mới nhận ra nội dung và diễn biến của bài thơ có cả hai tính tự sự và tự tình rất cao nên rất thuận lợi để chuyển thành lời ca”. Nhờ vậy, giới ĐCTT, cải lương có thêm 4 bài ca mới với lời hát ngọt ngào, dễ đi vào lòng người. 

Trong số 4 bài ĐCTT Màu tím hoa sim, đáng chú ý nhất có lẽ là bản Xuân tình theo hơi Bắc. Bởi ai cũng biết, Màu tím hoa sim là hoài niệm buồn của tác giả về người vợ trẻ quá cố của mình. Từ nội dung đến lời thơ đều đượm buồn cùng chút gì như tiếc nuối khôn nguôi! Bài Xuân tình hơi Bắc lại mang âm hưởng vui tươi, lúc bình thường, khi rộn rã, âm điệu vang, trong sáng, nồng nhiệt. Cứ ngỡ đó là 2 thái cực không thể nào kết hợp. Nhưng với soạn giả Diệp Vàm Cỏ lại khác, ông nói: “Tôi thầm nghĩ, chỉ dành cho Màu tím hoa sim những cung bậc ai oán thôi thì bất công quá! Chẳng lẽ trong một câu chuyện tình buồn như vậy lại không có những khoảnh khắc của niềm vui, sự rộn ràng, náo nức sao? Chính vì suy nghĩ ấy mà tôi quyết định phải viết thành một bài ca với hơi Bắc, đó là bản Xuân tình lớp 1”. Và với bài Xuân tình ấy, soạn giả thấy mình thực sự “trọn tình” với Màu tím hoa sim, cũng tự trả lời mình rằng ĐCTT hoàn toàn có thể phổ thơ, thậm chí phổ được với nhiều bài bản khác nhau. Lời thơ tình cảm khiến cho bài ĐCTT cũng ngọt ngào, uyển chuyển và dễ dàng thấu cảm hơn, như Nghệ nhân dân gian Hồng Cúc từng nhận xét. 


Soạn giả Diệp Vàm Cỏ cho rằng, mình có chút “duyên nợ” với Màu tím hoa sim, đó cũng là một trong những lý do khiến ông quyết định phổ đờn ca tài tử cho bài thơ này, thổi một “làn gió mới” vào đờn ca tài tử (Trong ảnh: Một bài Màu tím hoa sim được soạn giả Diệp Vàm Cỏ phổ nhạc)

Sau loạt bài ĐCTT Màu tím hoa sim, soạn giả Diệp Vàm Cỏ tiếp tục phổ ĐCTT cho 2 bài thơ khác: Vàm Cỏ Đông và Quê hương thành 2 bài ca Liên nam đoản khúc Huyền thoại một dòng sông và Liên nam đoản khúc Quê hương. Mỗi bài ca đều là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lời thơ ngọt mát gieo vào chữ đờn nghiêm ngặt và được giới ĐCTT đón nhận. Tất cả đều được phổ biến rộng rãi trên website nhaccuatui và có rất nhiều người tìm nghe. 

Những bài thơ nổi tiếng từng sống trong lòng biết bao người giờ được khoác thêm “áo mới”, chiếc áo nghệ thuật truyền thống của dân tộc, Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại! Điều đó khẳng định sức sống của ĐCTT hãy còn bền bỉ, bài ca tài tử hoàn toàn có thể phổ từ thơ và bài bản được phổ thơ cũng hết sức ngọt ngào, truyền cảm, dễ chạm đến lòng người./.

 

Những bài thơ hay đa số đều đã được phổ nhạc. Bản vọng cổ cũng có khả năng phổ thơ rất tốt. Còn riêng với bài bản tài tử thì cho đến bây giờ tôi vẫn chưa thấy có một bài ca tài tử nào được phổ từ những bài thơ nổi tiếng. Lẽ nào đờn ca tài tử không phổ thơ được? Tôi tự mình tìm câu trả lời với Màu tím hoa sim. Khi bắt đầu, tôi mới nhận ra nội dung và diễn biến của bài thơ có cả hai tính tự sự và tự tình rất cao nên rất thuận lợi để chuyển thành lời ca”.

Soạn giả Diệp Vàm Cỏ


Thúy Phương

Theo Báo Long An

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

THĂM DÒ Ý KIẾN

Đánh giá của bạn về Website này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Không có gì để nói

Rất xấu

THỐNG KÊ

Đang truy cậpĐang truy cập : 28


Hôm nayHôm nay : 657

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 276841

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 8423251