Thứ tư 08/05/2024

NỘI DUNG CHÍNH

Chi hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam tỉnh Long An 25 năm nhìn lại

Võ Trường Kỳ

 
Tháng 3/1997, tại tỉnh Đồng Nai, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam (VNDGVN) tổ chức hội thảo khoa học thực tiễn về giữ gìn và phát huy tài sản văn hóa dân tộc ở Đông Nam Bộ. Sau hội thảo, Chi hội VNDGVN tỉnh Long An tham mưu cho lãnh đạo tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo (BCĐ) sưu tầm văn hóa, VNDG tỉnh Long An do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy lãnh đạo, mà nòng cốt gồm các ngành hữu quan như: Sở VHTT, Sở GD&ĐT, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật (LHVHNT). Tiếp sau tỉnh, BCĐ cấp huyện, thị cũng lần lượt hình thành.
Nhiệm vụ quan trọng đầu tiên của BCĐ tỉnh là tranh thủ sự giúp đỡ hướng dẫn về chuyên môn của Hội VNDGVN để xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động, nội dung, đề tài thực hiện. Đồng thời tranh thủ sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và sự ủng hộ hưởng ứng của nhân dân trong tỉnh. Bước đầu triển khai kế hoạch, BCĐ gặp không ít khó khăn vì trong lúc địa phương đang tập trung nhiệm vụ cho các chương trình phát kinh tế trọng điểm, công tác xóa đói giảm nghèo …
Tuy nhiên, Nghị quyết TW5 (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” ra đời cùng với Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết này của Tỉnh ủy đã từng bước đi vào cuộc sống, tiếp sức cho phong trào sưu tầm và phát huy vốn văn hóa, VNDG rộng khắp trên địa bàn tỉnh. Tiềm năng văn hóa văn nghệ cổ truyền dân tộc được khơi dậy, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực này như: Nhà thơ Lê Giang, Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ và các hội viên Chi hội VNDG tỉnh sưu tầm, nghiên cứu, khai thác. Nhờ đó, phong trào ngày càng phát triển và nâng cao chất lượng.
Trên cơ sở tạo ra một phong trào phát triển ngày càng rộng mạnh như thế, Chi hội phát triển thêm hội viên mới và củng cố kiện toàn tổ chức của mình, làm nòng cốt trong lực lượng sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến giá trị di sản văn hóa, VNDG của địa phương, tạo được uy tín của hội viên và chi hội đối với các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân. Qua đó, BCĐ tỉnh quyết định chọn khâu đột phá là sưu tầm nghiên cứu đề tài “Dân ca trên địa bàn tỉnh”. Đây cũng là một đề tài khoa học thực tiễn, do Sở KH&CN đầu tư kinh phí và nghiệm thu với một Hội đồng khoa học gồm những học giả có uy tín chuyên môn của TP.HCM. Công trình đã sưu tâp 116 làn điệu dân ca, ca dao với nhiều dị bản khác nhau. Sau khi nghiệm thu, đề tài đã được xuất bản phát hành rộng rãi và đưa vào hệ thống thư viện trường học phổ thông trong tỉnh để làm tài liệu giáo dục học sinh.
Phát huy kết đạt được, BCĐ tiếp tục thực hiện đề tài sưu tầm nghiên cứu về thân thế, sự nghiệp của nghệ nhân nhạc sư Ba Đợi (Nguyễn Quang Đại), tập hợp được nhiều tham luận có giá trị lý luận, thực tiễn, tổ chức hội thảo khoa học và phát hành rộng rãi tập kỷ yếu “Hội thảo khoa học về Đức nghệ nhân Tiền phong Nhạc lễ, Nhạc tài tử Nguyễn Quang Đại”, thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu văn hóa nghệ thuật cổ truyền dân tộc, tiếp tục sưu khảo chuyên sâu đề tài này. Kết hợp với hội thảo khoa học là sự kiện tổ chức long trọng Lễ rước linh vị nhạc sư hậu tổ Ba Đợi từ Quận 8 TP.HCM về thờ phụng tại đình Vạn Phước, xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước. Nhờ đó mà hằng năm, cứ đến ngày húy kỵ nhạc sư Nguyễn Quang Đại tại Đình Vạn Phước đã hình thành lễ hội qui mô lớn, gắn kết giữa cúng Kỳ yên, cúng giỗ nhạc sư Ba Đợi với cuộc liên hoan, giao lưu Đờn ca tài tử Nam Bộ (ĐCTTNB) tỉnh Long An mở rộng, thu hút đông đảo nghệ nhân, nhạc sĩ khắp các tỉnh thành Nam Bộ tham dự. Kết quả nổi bật đó có sức thuyết phục huy động nhiều nguồn vốn xã hội hóa để trùng tu, tôn tạo ngôi đình khang trang, xứng tầm một công trình văn hóa được UBND tỉnh cấp bằng công nhận di tích lịch sử văn hóa của địa phương.
Từ kết quả hoạt động thực tiễn, Chi hội VNDGVN tỉnh Long An từng bước trưởng thành, trình độ, kỷ năng chuyên môn của hội viên được nâng lên. Sau khi được Hội VNDGVN mở lớp tập huấn chuyên môn cho khu vực các tỉnh, thành phía Nam tại Long An, BCĐ giao lại nhiệm vụ sưu khảo văn hóa, VNDG chủ yếu là Sở VHTT phối hợp với Hội LHVHNT và Chi hội VNDGVN tỉnh Long An. Đây là điều kiện rất tốt để chủ động phát triển lực lượng, đẩy mạnh hơn nữa hoạt động của Chi hội. Trên cơ sở kinh nghiệm tổ chức và hoạt động của Chi hội VNDGVN tỉnh, Hội LHVHNT thành lập chi hội VNDG địa phương trực thuộc Hội và xây dựng qui chế phối hợp hoạt động giữa chi hội Trung ương và chi hội địa phương, tạo thêm động lực cho Chi hội xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động qui mô rộng lớn hơn và có chiều sâu hơn.
Sau khi Bộ VHTT có Chương trình mục tiêu quốc gia về sưu tầm văn hóa phi vật thể, Chi hội nhanh chóng nắm bắt cơ hội, tiếp tục thực hiện đề tài Lễ hội văn hóa tín ngưỡng dân gian “Lệ Làm Chay” đình Dương Xuân Hội (nay là "Lễ hội Làm chay" đình Tân Xuân), huyện Châu Thành, được Bộ VHTT đánh giá cao. Đài Truyền hình Trung ương cũng làm phim phóng sự tài liệu về sự kiện này tuyên truyền giới thiệu quãng bá rộng rãi được cả nước biết đến.
Ngoài nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia của Bộ VHTT còn có nguồn vốn đối ứng của ngân sách tỉnh và vốn tài trợ đầu tư sáng tạo của Hội VNDGVN (12 công trình sưu tầm nghiên cứu dành cho 13 hội viên) giúp cho Chi hội thực hiện hàng loạt công trình sưu tầm, nghiên cứu văn hóa phi vật thể trên trên địa bàn tỉnh và cả khu vực Nam Bộ. Một số công trình tiêu biểu được chọn lọc in sách như: “Nông ngư cụ Nam Bộ với ca dao tục ngữ”, “Đờn ca tài tử Nam Bộ”, “Trò Chơi Dân Gian Nam Bộ”, “1000 câu hát đưa em”, “Lễ hội Miếu bà Ngũ hành ở xã Long Thượng, huyện Cần Giuộc”.
Ngoài việc thực hiện chức năng nhiệm vụ chính của Chi hội là tạo ra tác phẩm sưu tầm nghiên cứu văn hóa, VNDG, các hội viên, tùy năng lực sở trường của mình, còn tham gia nhiều hoạt động liên quan khác như: Dự trại sáng tác, tổ chức đi sưu khảo ở một số địa phương trong và ngoài tỉnh, giao lưu với hội viên các tỉnh, thành bạn, tạo mối liên hệ gắn bó, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau trong hoạt động nghiệp vụ chuyên môn. Chi hội còn phối hợp với Chi hội địa phương tham gia các hoạt động trình diễn, truyền dạy nghệ thuật dân gian. Tham gia thẩm định chuyên môn nghệ thuật tại các cuộc liên hoan, hội diễn, hội thi Dân ca, ĐCTT trong và ngoài tỉnh. Tham gia Hội đồng biên soạn, thẩm định tài liệu sách giáo khoa địa phương của Sở GD&ĐT, hội đồng phản biện các đề tài nghiên cứu khoa học của Sở KH&CN và chủ trì thực hiện nhiều bộ đĩa CD, VCD, DVD bài bản nhạc Lễ, nhạc Tài tử Nam Bộ có giá trị lưu trữ và phổ biến rộng rãi trong và ngoài nước.
Chi hội còn sưu tầm tư liệu, lập hồ sơ nghệ nhân có đóng góp xuất sắc trong xây dựng nền VNDGVN trình Hội VNDGVN xét truy tặng và phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian (NNDG) kèm kỷ niệm chương Vì sự nghiệp VNDGVN, tính đến nay được 34 NN (31 NNĐCTT, 2 NN làm trống, 1 NN múa bóng rỗi) trong đó có 1 NNDG được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân và 10 NNDG được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú (NNƯT). Những hội viên đã được Hội VNDGVN phong tặng danh hiệu NNDG và Nhà nước phong tặng danh hiệu NNƯT đã tích cực tham gia truyền dạy nghệ thuật ĐCTTNB cho các lớp tập huấn nghiệp vụ nâng cao trong và ngoài tỉnh; đồng thời trực tiếp tham dự các cuộc hội thi, liên hoan khu vực và toàn quốc đạt giải cao.
Chi hội còn phối hợp với các đài truyền hình Trung ương, khu vực và địa phương thực hiện nhiều phim phóng sự, tài liệu về địa danh sử tích văn hóa, làng nghề truyền thống, giới thiệu quãng bá các hoạt động văn hóa, VNDG với các sản phẩm văn hóa vật thể, phi vật thể phong phú, đa dạng đặc sắc có tác dụng hỗ trợ đắc lực, mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác quảng bá, xúc tiến du lịch của địa phương. Đặc biệt Chi hội đã phối hợp với Viện Âm nhạc VN thực hiện bộ hồ sơ quốc gia về di sản văn hóa phi vật thể ĐCTTNBVN trình UNESCO ghi danh vào danh mục Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Hội viên của chi hội còn tham gia nhiều bài nghiên cứu tham luận tại các cuộc hội thảo khoa học thực tiễn và đăng báo, tạp chí Trung ương, địa phương.
Thành tích nổi bật của hội viên Chi hội VNDG Trung ương và địa phương là được khen tặng cho tập thể và cá nhân gồm: 26 huy chương vàng, 17 huy chương bạc, 2 hội viên được Bằng khen của Bộ VHTT&DL, 10 hội viên được tặng Giải thưởng VHNT Nguyễn Thông, 8 hội viên được tặng Bằng khen của UBND tỉnh. Từ buổi đầu thành lập chỉ có 3 hội viên, đến nay đã phát triển được 35 hội viên (trong đó có 15 hội viên Chi hội Trung ương).
Trong thời gian tới, Chi hội tiếp tục thực hiện kế hoạch hoạt động hằng năm theo định hướng chuyên môn của Hội VNDGVN và Nghị quyết về "Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Long An đến năm 2030 và những năm tiếp theo” của Tỉnh ủy Long An, với quyết tâm thực hiện hoàn thành các mục tiêu nhiệm vụ đã đề ra.

Võ Trường Kỳ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

THĂM DÒ Ý KIẾN

Đánh giá của bạn về Website này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Không có gì để nói

Rất xấu

THỐNG KÊ

Đang truy cậpĐang truy cập : 41

Máy chủ tìm kiếm : 11

Khách viếng thăm : 30


Hôm nayHôm nay : 1940

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 81900

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 8844820