Trừơng thiên lục bát: Mãnh lực tình yêu

Bìa cuốn "Mãnh lực tùnh yêu"

Bìa cuốn "Mãnh lực tùnh yêu"

Bên cạnh các tác phẩm: Nông ngư cụ với ca dao tục ngữ Nam bộ ( NXB Văn hóa Văn nghệ TPHCM-2010, Giải A -Ủy ban toàn quốc Liên hiệp Cá hội VHNT Việt Nam-2011), Giọt máu chung tình (Võ Đông Sơ-Bạch Thu Hà, NXB Thanh Hóa 2011), tác giả Phan Văn Phấn (bút danh Kỳ Châu, sinh năm 1937) vừa cho ra mắt quyển trường thiên lục bát " Mãnh lực tình yêu" (NXB Hội Nhà Văn-2012).
VNLA xin giới thiệi đế quý bạn đọc quyển trường thiên lục bát này qua bài viết của tác giả Cao Thoại Châu:

Đọc truyện tình kể bằng thơ lục bát của tác giả Phan Văn Phấn

 


Lục bát là  thể thơ khó làm nhưng nếu đã “cả gan” làm và dung nó thì sẽ thấy trong một chừng mực khá cao, lục bát trường thiên lại là thể thơ thích hợp với thể lọai truyện tình éo le, trắc trở nhưng có hậu. Bởi vì lục bát trường thiên là phương tiện sử dụng được vừa kể chuyện vừa  diễn tả được cái tình thái cảnh theo hướng sân khấu hóa.


Tác  giả Phan Văn Phấn vốn ngòai đời là người mực thước, thậ trọng, chỉnh chu nhưng khi cầm bút viết ra cuốn truyện tình này, ông lại  cho thấy một mặt khác của mình. Đó là sự “cả gan” thường những người giao du với ông ít thấy.


Chẳng là cả gan hay sao khi cho một cô thiếu nữ đang tuổi học trò, cô chiêu một ông tri phủ vô cùng gia trưởng và nệ cổ thời những năm 30-40 của thế kỷ trước , yêu một chàng thanh niên con nhà nghèo và còn trắng tay trên nhiều phương diện? Ái tình thì có là thứ gì đáng ngạc nhiên lắm đâu nhưng từng ấy tuổi, con của một người cha như thế, tình lang bị cha mình bị khi rẻ đến điều mà cô gái yêu đến cho người tình một bào thai thì quả là ái tình hiếm có trong thời buổi ấy. Nhưng tác giả Phan Văn Phấn không dựng lên nhân vật cô gái này như một thiếu nữ thác lọan yêu cuồng sống vội truồi theo cảm xúc nhất thời và hoang hỏai. Dưới ngòi bút của ông, Loan là một cô gái lành tính nhưng trái tim của cô nào có khác chi trái tim đàn chị Thúy Kiều trước cô cả mấy trăm năm. Trái tim mới ra rang nhưng khao khát yêu thương bổng cháy, và cái gì thường phải đến là đến. Hình như tác giả cố ý dựng nhân vật sống theo tình tiết này cũng là muốn khơi màu một cuộc “tương tranh” giữa mới và cũ? Và người sao văn vậy, kết thúc truyện tình là “mới” đã “quán  triệt” được cái phải làm cho lớp người nệ cổ thời đó.


Là người thích  sân  khấu tuồng cổ nên nhân vật của tác giả Phan Văn Phấn cũng mang nhiều nét của thứ đam mê như cái nghiệp đa mang ấy. Gái đã tên Loan, ắc trai phải tên Phhụng cho “Loan Phụng hòa minh” như thường thấy trong kết cấu truyện cổ. Và vì vậy, giữa phần mở đầu với phần mà giống như sân khấu lúc hạ màn, là biết bao nhiêu cảnh đọan trường mà  chim Loan chim Phụng phải trải qua. Đòn roi, bắt bớ, kể cả bắt cóc, cũng được tác giả sử dụng môt cách rộng rãi, dừơng như với ông hạnh phúc phải trả giá bằng những gian truân khổ ải, lên bờ xuống ruộng trăm bề thì đó mới là chân hạnh phúc, chỉ có như thế mới hiểu được lòng con tim đôi lứa.


Nhân vật người cha, một tri phủ thời Tây ở Nam bộ, từ chỗ là một khắc tinh của ái tình, cuối cùng được tác giả dẫn vào nương nhờ cửa Phật sau một giác ngộ mà không ai khác hơn là cuộc ái tình của con gái mình. Một truyện kết thúc thật có hậu làm thỏa lòng người coi như khi coi một tuồng cải lương mà cái hậu như một luật Trời.


Lục bát đã khó làm, trường thiên lục bát lại càng khó hơn, vì càng dài bao nhiêu thì nguy cơ rơi vào tẻ nhạt càng dễ có bấy nhiêu. Đọc những trang đầu và là người có mối giao du thâm hậu với tác giả, tôi cũng có mối lo như thế. Nhưng tôi đọc hết cuốn  truyện bằng thơ này với lòng trân trọng  và tôi có lời cbúc cho sự may mắn của tác giả. Xin bạn đọc yêu mến văn chương, yêu mến ái tình có hậu, hãy thử làm như tôi.

Tác giả bài viết: Cao Thoại Châu