Nhạc sĩ Nguyễn Thanh Hải
- Thứ tư - 20/09/2023 12:30
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Đến với nghề sáng tác là cái duyên ngành Công an gieo
Nhạc sĩ Nguyễn Thanh Hải (hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Ủy viên BCH Hội Liên hiệp VHNT tỉnh Long An, Chi hội trưởng Chi hội Âm nhạc thuộc Hội Liên hiệp VHNT tỉnh Long An) đã khẳng định tài năng với nhiều ca khúc đoạt giải thưởng tỉnh nhà, khu vực và quốc gia. Phóng viên Văn Nghệ Long An có cuộc trò chuyện với anh chuyện nghề, chuyện đời…
PV - Con đường nào đưa anh đến âm nhạc và trở thành nhạc sĩ chuyên nghiệp?
Nguyễn Thanh Hải - Tôi may mắn sinh ra ở miền quê Cần Đước, một trong những nơi có phong trào văn nghệ quần chúng phát triển của tỉnh, nhất là bộ môn đơn ca tài tử, từ nhỏ đã được làm quen những làn điệu dân ca từ gia đình và bà con hàng xóm. Khi tham gia các hoạt động văn nghệ phong trào ở trường phổ thông tôi được các thầy cô và bạn bè đánh giá “hát nhạc nghe cũng được” và sau này khi được học tại Trường Đại học Văn hóa TP.HCM, tôi có điều kiện tiếp xúc với tân nhạc nhiều hơn, tuy nhiên cũng chỉ là đàn, hát trong các hoạt động phong trào, chưa bao giờ nghĩ sẽ là nhạc sĩ. Cho đến khi về công tác tại Công an tỉnh, đạt được một số thành tích về biểu diễn trong các hội thi, liên hoan nghệ thuật quần chúng của ngành Công an, được Bộ Công an phát hiện, động viên tham gia các trại sáng tác. Đó là bước chuyển quan trọng trên con đường nghệ thuật, tôi thấy bản thân mình phù hợp và tôi thật sự yêu thích công việc này.
PV - Đề tài, thể loại mà anh thích nhất?
Nguyễn Thanh Hải - Tôi viết nhiều đề tài, thể loại, nhưng cho đến nay các tác phẩm được nhiều người biết đến thường là về lực lượng Công an nhân dân, các ngành nghề, địa phương. Bạn bè nhận xét vui là bài hát của Hải có chất “dân ca hiện đại” thể hiện sức sống mới, tinh thần trách nhiệm, lạc quan, yêu đời.
PV - Khán giả thích thú với các MV “Hương tình miền Hạ” 1 và 2 của anh. Duyên cớ nào làm anh nặng tình với miền Hạ?
Nguyễn Thanh Hải - “Miền hạ” với tôi quá nhiều kỷ niệm, mẹ quê hương đã chở che, nuôi lớn tuổi thơ vượt qua tháng ngày gian khó, để rồi khi đi xa cảm giác thương thương, tủi tủi và cả những niềm tự hào về một miền quê vừa gần, vừa xa luôn đau đáu trong tâm thức biết bao người. Làm bất cứ điều gì có thể cho quê hương là trách nhiệm của mỗi người con xa xứ bởi vì “Miền hạ tôi thương, thương hoài vị mặn đời sông!”.
PV – Anh đã nhiều tác phẩm thanh công, đoạt n hiều giải thưởng và được công chúng đón nhận. Những tác phẩm mà anh thích nhất?
Nguyễn Thanh Hải – Cũng như mọi người, tôi luôn thương yêu những đứa con do mình sinh ra, thật khó để chọn đứa nào “thương” nhất. Có lẽ tạm nhắc tên các ca khúc sau: “Khúc hát tự hào” - sáng tác đầu tay; “Vì màu xanh yêu thương” – ca khúc viết về nữ chiến sĩ Công an được chị em đón nhận nồng nhiệt nhất; “Khi Tổ quốc cần!” – ca khúc cổ vũ cho tuyến đầu khi đại dịch Covid-19 bùng phát dữ dội trong cả nước và “Hương Vàm Cỏ” – lần đầu bản thân viết về quê hương Long An thời kỳ đổi mới theo “đơn đặt hàng”.
PV - Công việc của một chiến sĩ Công an nhân dân có giúp được gì cho công việc sáng tác của anh? Và ngược lại, người nhạc sĩ trong anh có làm cho công việc người chiến sĩ thuận lợi hơn?
Nguyễn Thanh Hải - Hoạt động văn hóa văn nghệ trong lực lượng Công an giúp xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đáp ứng nhu cầu tinh thần của cán bộ, chiến sĩ, góp phần xây dựng hình ảnh người chiến sĩ Công an đẹp trong lòng nhân dân. Tôi đến với nghề sáng tác cũng là cái duyên ngành Công an gieo. Bản thân được giao nhiệm vụ liên quan đến hoạt động văn hóa nghệ thuật, thường xuyên được lãnh đạo và đồng nghiệp động viên, hỗ trợ tạo điều kiện nên tôi cảm thấy an tâm và nhiều thuận lợi trong công việc của mình hiện nay.
PV - Anh có dự định gì trong tương lai với tư cách một nhạc sĩ?
Nguyễn Thanh Hải - Trong thời gian tới tôi cố gắng hoàn chỉnh bộ sưu tập của mình viết về các miền quê Long An (năm nay sẽ là Bến Lức). Cũng như các tác giả khác. tôi luôn mong muốn các tác phẩm mình có thể đến được với nhiều người, hiện nay còn nhiều bài hát còn nằm trong ngăn kéo. Nếu có điều kiện về kinh phí thì tôi sẽ đầu tư dàn dựng thu âm, ghi hình để sản phẩm có thể lan tỏa nhiều hơn trong công chúng. Với vai trò Chi hội trưởng Chi hội Âm nhạc tỉnh, tôi mong muốn Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh nói chung, Chi hội Âm nhạc nói riêng được lãnh đạo các cấp quan tâm tạo điều kiện thuận lợi nhiều hơn, qua đó động viên lực lượng văn nghệ sĩ có thêm nhiều cống hiến, thu hút nhiều hơn các bạn trẻ tham gia, góp phần xây dựng âm nhạc tỉnh nhà ngày càng phát triển và nhiều màu sắc.
PV - Con đường nào đưa anh đến âm nhạc và trở thành nhạc sĩ chuyên nghiệp?
Nguyễn Thanh Hải - Tôi may mắn sinh ra ở miền quê Cần Đước, một trong những nơi có phong trào văn nghệ quần chúng phát triển của tỉnh, nhất là bộ môn đơn ca tài tử, từ nhỏ đã được làm quen những làn điệu dân ca từ gia đình và bà con hàng xóm. Khi tham gia các hoạt động văn nghệ phong trào ở trường phổ thông tôi được các thầy cô và bạn bè đánh giá “hát nhạc nghe cũng được” và sau này khi được học tại Trường Đại học Văn hóa TP.HCM, tôi có điều kiện tiếp xúc với tân nhạc nhiều hơn, tuy nhiên cũng chỉ là đàn, hát trong các hoạt động phong trào, chưa bao giờ nghĩ sẽ là nhạc sĩ. Cho đến khi về công tác tại Công an tỉnh, đạt được một số thành tích về biểu diễn trong các hội thi, liên hoan nghệ thuật quần chúng của ngành Công an, được Bộ Công an phát hiện, động viên tham gia các trại sáng tác. Đó là bước chuyển quan trọng trên con đường nghệ thuật, tôi thấy bản thân mình phù hợp và tôi thật sự yêu thích công việc này.
PV - Đề tài, thể loại mà anh thích nhất?
Nguyễn Thanh Hải - Tôi viết nhiều đề tài, thể loại, nhưng cho đến nay các tác phẩm được nhiều người biết đến thường là về lực lượng Công an nhân dân, các ngành nghề, địa phương. Bạn bè nhận xét vui là bài hát của Hải có chất “dân ca hiện đại” thể hiện sức sống mới, tinh thần trách nhiệm, lạc quan, yêu đời.
PV - Khán giả thích thú với các MV “Hương tình miền Hạ” 1 và 2 của anh. Duyên cớ nào làm anh nặng tình với miền Hạ?
Nguyễn Thanh Hải - “Miền hạ” với tôi quá nhiều kỷ niệm, mẹ quê hương đã chở che, nuôi lớn tuổi thơ vượt qua tháng ngày gian khó, để rồi khi đi xa cảm giác thương thương, tủi tủi và cả những niềm tự hào về một miền quê vừa gần, vừa xa luôn đau đáu trong tâm thức biết bao người. Làm bất cứ điều gì có thể cho quê hương là trách nhiệm của mỗi người con xa xứ bởi vì “Miền hạ tôi thương, thương hoài vị mặn đời sông!”.
PV – Anh đã nhiều tác phẩm thanh công, đoạt n hiều giải thưởng và được công chúng đón nhận. Những tác phẩm mà anh thích nhất?
Nguyễn Thanh Hải – Cũng như mọi người, tôi luôn thương yêu những đứa con do mình sinh ra, thật khó để chọn đứa nào “thương” nhất. Có lẽ tạm nhắc tên các ca khúc sau: “Khúc hát tự hào” - sáng tác đầu tay; “Vì màu xanh yêu thương” – ca khúc viết về nữ chiến sĩ Công an được chị em đón nhận nồng nhiệt nhất; “Khi Tổ quốc cần!” – ca khúc cổ vũ cho tuyến đầu khi đại dịch Covid-19 bùng phát dữ dội trong cả nước và “Hương Vàm Cỏ” – lần đầu bản thân viết về quê hương Long An thời kỳ đổi mới theo “đơn đặt hàng”.
PV - Công việc của một chiến sĩ Công an nhân dân có giúp được gì cho công việc sáng tác của anh? Và ngược lại, người nhạc sĩ trong anh có làm cho công việc người chiến sĩ thuận lợi hơn?
Nguyễn Thanh Hải - Hoạt động văn hóa văn nghệ trong lực lượng Công an giúp xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đáp ứng nhu cầu tinh thần của cán bộ, chiến sĩ, góp phần xây dựng hình ảnh người chiến sĩ Công an đẹp trong lòng nhân dân. Tôi đến với nghề sáng tác cũng là cái duyên ngành Công an gieo. Bản thân được giao nhiệm vụ liên quan đến hoạt động văn hóa nghệ thuật, thường xuyên được lãnh đạo và đồng nghiệp động viên, hỗ trợ tạo điều kiện nên tôi cảm thấy an tâm và nhiều thuận lợi trong công việc của mình hiện nay.
PV - Anh có dự định gì trong tương lai với tư cách một nhạc sĩ?
Nguyễn Thanh Hải - Trong thời gian tới tôi cố gắng hoàn chỉnh bộ sưu tập của mình viết về các miền quê Long An (năm nay sẽ là Bến Lức). Cũng như các tác giả khác. tôi luôn mong muốn các tác phẩm mình có thể đến được với nhiều người, hiện nay còn nhiều bài hát còn nằm trong ngăn kéo. Nếu có điều kiện về kinh phí thì tôi sẽ đầu tư dàn dựng thu âm, ghi hình để sản phẩm có thể lan tỏa nhiều hơn trong công chúng. Với vai trò Chi hội trưởng Chi hội Âm nhạc tỉnh, tôi mong muốn Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh nói chung, Chi hội Âm nhạc nói riêng được lãnh đạo các cấp quan tâm tạo điều kiện thuận lợi nhiều hơn, qua đó động viên lực lượng văn nghệ sĩ có thêm nhiều cống hiến, thu hút nhiều hơn các bạn trẻ tham gia, góp phần xây dựng âm nhạc tỉnh nhà ngày càng phát triển và nhiều màu sắc.